Hội Tin Lành Liên Hiệp

Vinh hiển thuộc về Chúa

Archive for the category “Uncategorized”

BÀI CẦU NGUYỆN PHỤC HƯNG 8

playfulpool

 

Mỗi thu, thành phố chúng tôi trở thành phòng tranh nghệ thuật trong ba tuần. Gần 2,000 nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới trưng bày tác phẩm tại các phòng tranh, bảo tàng, khách sạn, công viên, đường phố, bãi đậu xe, nhà hàng, nhà thờ, thậm chí trên sông.

Trong số các tác phẩm, tôi thích các bức tranh khảm làm từ những mảnh kính màu nhỏ. Tác phẩm đoạt giải năm 2011 là bức tranh khảm bằng kính 2,7 x 3,9m tả cảnh Chúa bị đóng đinh của nghệ sĩ Mia Tavonatti.Tác giả kểrằng nhiều lần cô bị đứt tay khi mài các mảnh kính cho tác phẩm.

Khi ngắm tác phẩm đẹp đẽ mô tả sự kiện kinh khiếp, tôi không chỉ thấy cảnh Chúa bị đóng đinh, mà còn thấy hình ảnh Hội Thánh, thân thể Đấng Christ. Mỗi mảnh kính là từng tín hữu được Đấng Christ mài dũa đẹp đẽ và phù hợp với tổng thể  (Êph. 2: 16,21). Qua câu chuyện của tác giả, tôi nhận ra huyết Chúa Giê-xu đã khiến Hội thánh hiệp nhất. Nhìn bức tranh hoàn chỉnh, tôi nhận thấy sự cần thiết của tình yêu thương để hoàn tất tác phẩm dù phải chịu đau đớn và hy sinh.

Cơ Đốc nhân là tác phẩm nghệ thuật do Đức Chúa Trời tạo ra để bày tỏ sự vĩ đại của Chúa Cứu Thế, Đấng tạo nên sự đẹp đẽ từ những mảnh vỡ trong cuộc đời mình.

Trụ nền Hội Thánh chính là
Giê-xu Cứu Chúa mà ta tôn thờ
Hội này nên mới là nhờ
Báp têm, Lời Thánh tẩy ô nhơ lòng. —Stone
Đấng Christ ban mọi điều để tạo nên điều đẹp đẽ cho Hội Thánh Ngài.
Nguồn: odb.org
CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Jesus, chúng con chỉ là những mảnh vở trong tác phẩm hoàn hảo của Ngài, là đất sét trong tay NGƯỜI THỢ GỐM THIÊN THƯỢNG. Xin dùng cuộc đời chúng con kết hiệp với những người khác tạo nên bức tranh dâng vinh hiển cho Ngài. Amen

XIN DẠY CON ĐỪNG SỢ

10659414_871060942913308_5049950051132428138_n

 

XIN DẠY CON ĐỪNG SỢ

Biết bao lần Chúa bảo con “đừng sợ”
Nhưng vạn lần con vẫn sợ Chúa ơi !
Con sợ cả những nhịp tim chơi vơi
Mà lắm lúc quên đâu là nẻo chính

Chúa biết con, con người nặng phần tính
Mê giàu sang, tham sắc, lại ham tài
Chúa biết con u mê dẫu đường dài
Trăm lần ngã, trăm lần Ngài nâng bước

Chúa biết con, thấy con muôn đời trước
Vẫn yêu con dẫu ngàn lần con sai
Chúa tha con dù biết ngay ngày mai
Con lại sẽ bội Ngài như lần trước

Chúa ơi con đáng gì mà vẫn phước
Được làm con mà chẳng xứng ân Trời
Chúa ơi con muôn kiếp muôn muôn đời
Vẫn hèn mọn với những điều nhỏ nhặt

Con vẫn sợ vẫn lo với bệnh tật
Cứ đeo mang lo lắng của phù vân
Chúa ơi, con một phút được phân trần
Con yếu đuối nên trăm ngàn điều sợ

Chúa yêu con ban Thánh Thần phù trợ
Dạy con đừng lo sợ chuyện thế gian
Cuộc sống con là ở cõi thiên đàng
Điều nên sợ là không đẹp lòng Chúa.
– Chúc Anh (4/5/2014)

BÌNH THƠ:

Nàng thơ lãng mạn của chúng ta là một Ki-tô hữu, cô ấy viết bài THƠ này gởi tặng tôi cách đây sáu tháng rồi. Chiều nay đọc lại thấy hay hay nên tôi tạm thời làm “nhà phê bình văn học bất đắc dĩ”.

Biết bao lần Chúa bảo con “đừng sợ”
Nhưng vạn lần con vẫn sợ Chúa ơi !
Con sợ cả những nhịp tim chơi vơi
Mà lắm lúc quên đâu là nẻo chính

Tác giả sợ: nhịp tim chơi vơi … quên đâu là nẻo chính…

Rất bình thường với một cô gái mỏng manh và cũng bình thường thôi với bao người. SỢ là một từ luôn xuất hiện trong tự điển của mọi người. Làm sao để hết sợ đây? KHI CON NGƯỜI KÍNH SỢ THIÊN CHÚA THÌ KHÔNG CÒN SỢ BẤT KỲ ĐIỀU GÌ KHÁC. Đó là câu trả lời của một thầy giảng Phúc Âm. Bạn có đồng ý hay không là tùy thuộc vào BẠN ĐƯỢC RÈN ĐÚC TRONG MÔI TRƯỜNG NÀO!

Chúa biết con, con người nặng phần tính
Mê giàu sang, tham sắc, lại ham tài
Chúa biết con u mê dẫu đường dài
Trăm lần ngã, trăm lần Ngài nâng bước

Bốn câu này tác giả đã nhận biết Thiên Chúa là Đấng toàn tri (Chúa biết tất tần tật mọi sự). Và cô nàng cũng tự nhận biết chính mình qua những cụm từ: con u mê… Trăm lần ngã…. dưới lăng kính của Đấng thấu hiểu mọi sự. Không nghi ngờ gì cả: Chúc Anh là một thiếu nữ tin kính Chúa (sùng đạo).

Chúa biết con, thấy con muôn đời trước
Vẫn yêu con dẫu ngàn lần con sai
Chúa tha con dù biết ngay ngày mai
Con lại sẽ bội Ngài như lần trước

Khi con người ngộ về Chúa, thì cũng là lúc con người nhận ra tính chất phản bội của chính mình. Chúa vẫn thành tín yêu thương cho dù con người luôn thất tín. Rất chân thật khi thi sĩ viết điều này!

Chúa ơi con đáng gì mà vẫn phước
Được làm con mà chẳng xứng ân Trời
Chúa ơi con muôn kiếp muôn muôn đời
Vẫn hèn mọn với những điều nhỏ nhặt

Con vẫn sợ vẫn lo với bệnh tật
Cứ đeo mang lo lắng của phù vân
Chúa ơi, con một phút được phân trần
Con yếu đuối nên trăm ngàn điều sợ

Khi tác giả đối diện với Thiên Chúa yêu thương, nhà thơ ngạc nhiên trước ân sủng của Ngài:.. con đáng gì mà vẫn phước… Nếu bạn đã từng nếm trải ơn ban thiên thượng, bạn dễ dàng Amen với điều này? Trong hai khổ thơ trên tác giả tiếp tục tự bạch chính mình và …lo sợ: yếu đuối nên trăm ngàn điều sợ.

Chúa yêu con ban Thánh Thần phù trợ
Dạy con đừng lo sợ chuyện thế gian
Cuộc sống con là ở cõi thiên đàng
Điều nên sợ là không đẹp lòng Chúa.

Kết luận có hậu ở bốn câu sau cùng. Tác giả tiếp nhận lời dạy từ Lời Chúa: đừng lo sợ chuyện thế gian. Sống gởi thác về. Làm thân lữ khách – là niềm tin của Cơ đốc giáo: Cuộc sống con là ở cõi thiên đàng.

Cuối cùng chỉ còn một nỗi SỢ: nên sợ là không đẹp lòng Chúa. Còn tất cả những cái sợ khác – no problem!

CẢM ƠN Chúc Anh, tâm tình em trong sáng như pha lê. Nguyện xin Thiên Chúa ban phước trên em mãi.

(Một chiều cuối Thu tháng 10/2014)

Một tiểu phẩm để hiểu thêm về Chúc Anh:
http://www.songdaoonline.com/e2783-nang-tho-lang-man-my-vi-qui-nhon-bai-chon-dang-92-.html

Có thể nghe tiếng hát Hương Lan: http://chiasenhac.com/mp3/vietnam/v-pop/lang-nghe-loi-chua~huong-lan~1010191.html

TƯỜNG VI

CẦU NGUYỆN PHỤC HƯNG 5

10177277_868853063134096_7422398417270884379_n

 

Các con sẽ có hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy vững lòng, Ta đã thắng thế gian rồi” (Giăng. 16:33).

 

Trong cuốn Đức Chúa Trời Trước Vành Móng Ngựa, C. S. Lewis viết: “Tưởng tượng một nhóm cùng sống trong một tòa nhà. Một nửa nghĩ đây là khách sạn, nửa còn lại nghĩ là nhà tù. Người nghĩ khách sạn có thể cho rằng ở đây thật khó chịu, và người nghĩ nhà tù lại quyết rằng nó thoải mái lạ lùng.” Lewis khôn khéo dùng sự đối lập khách sạn và nhà tù để minh họa cách nhìn đời sống dựa vào điều chúng ta mong đợi. Ông nói: “Nếu bạn coi thế giới này chỉ có hạnh phúc, bạn sẽ thấy khắc nghiệt; nhưng nghĩ đây là nơi huấn luyện và mài dũa thì nó không quá tệ đâu.”

Đôi khi chúng ta mong cuộc sống vui vẻ và không có đau khổ. Nhưng đó không phải điều Kinh Thánh dạy. Với tín hữu, thế gian này là nơi để tăng trưởng thuộc linh với cả lúc thuận lúc nghịch. Chúa Giê-xu rất thực tế khi Ngài lý giải nên mong đợi điều gì nơi thế gian. Ngài nói với môn đồ: “Các con sẽ có hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy vững lòng, Ta đã thắng thế gian rồi” (Giăng. 16:33). Đối diện với phước hạnh và tổn thương từ cuộc sống, chúng ta có thể bình an vì tin rằng Chúa đang điều khiển mọi điều tùy theo kế hoạch tuyệt vời của Ngài.

Sự hiện diện của Đấng Christ trong cuộc đời cho phép chúng ta vững lòng ngay giữa đau khổ.

Ngài luôn có ý tốt lành
Từng ngày mang đến bức tranh tuyệt vời
Hài hòa thách thức, vui tươi
Pha trộn lao nhọc, nghỉ ngơi, an bình. —Berg

Giữa lúc gặp nan đề, bạn có thể tìm được bình an nơi Chúa Giê-xu.
In the midst of troubles, peace can be found in Jesus.

In the world you will have tribulation; but be of good cheer, I have overcome the world. —John 16:33

Nguồn: Our daily bread

CẦU NGUYỆN PHỤC HƯNG – bài 3

prayer request image

 

 

CẦU NGUYỆN PHỤC HƯNG BUỔI SÁNG là chương trình cầu nguyện hằng ngày vào mỗi buổi sáng cho các nhân sự của Giáo Hội Tin Lành Liên Hiệp Toàn Cầu – Việt Nam, và mở rộng ra cho tất cả mọi cơ đốc nhân được Ban Điều Hành thống nhất thông qua vào ngày 27 tháng 8 năm 2014.

PHỤC HƯNG LÀ GÌ?

– Là Trở Về Với Lời Chúa – theo định nghĩa của một nhà truyền đạo.

Mọi lời cầu nguyện của chúng ta phải dựa trên căn bản của Lời Chúa.

KINH THÁNH NỀN TẢNG:

35 Vậy chớ bỏ lòng dạn dĩ mình, vốn có một phần thưởng lớn đã để dành cho. 36 Vì anh em cần phải nhịn nhục, hầu cho khi đã làm theo ý muốn Đức Chúa Trời rồi, thì được như lời đã hứa cho mình. (Hê-bơ-rơ 10)

 

Có một câu ngạn ngữ cổ nói rằng “Tham thực, cực thân”. Phải khôn ngoan để không nhận lấy quá nhiều trách nhiệm mà mình không thể xoay sở được. Tuy nhiên, đôi khi, chúng ta sẽ cảm thấy choáng ngợp trước quy mô và khó khăn của nhiệm vụ mà mình đã đồng ý làm.
Điều này thậm chí có thể xảy ra trên bước đường đức tin nơi Đấng Christ khi kết ước của chúng ta với Đức Chúa Trời dường như quá sức chịu đựng. Nhưng Đức Chúa Trời có một lời khích lệ khi lòng tin quyết của chúng ta dao động.
Tác giả thơ Hê-bơ-rơ thúc giục độc giả của mình nhớ lại sự can đảm mà họ bày tỏ trong những ngày ban đầu của đức tin (10:32-33). Mặc những lời sỉ nhục và bắt bớ công khai, họ vẫn hỗ trợ các tín hữu trong tù và họ vui vẻ chấp nhận bị tịch thu tài sản (c.33-34). Với điều đó trong tâm trí, ông nói “Chớ bỏ lòng tin quyết của mình vì nó sẽ đem lại phần thưởng lớn. Anh em cần phải kiên nhẫn để sau khi làm theo ý muốn Đức Chúa Trời thì nhận điều mình đã hứa” (c.35-36).
Lòng tin quyết của chúng ta không nằm ở chính mình nhưng ở nơi Chúa Giê-xu và lời hứa trở lại vào đúng thời điểm của Ngài (c. 327).
Đó là quyền năng của Đức Chúa Trời khiến chúng ta tiếp tục hành trình đức tin của mình. Nhớ lại sự thành tín của Đức Chúa Trời trong quá khứ làm thêm lên lòng tin quyết của chúng ta hôm nay.

Khi đời nặng gánh ưu phiền
Đường nhiều gai góc, triền miên dốc đèo
Xin cho con thấy Ngài theo
Bên con mỗi bước gieo neo từng ngày. —D. De Haan

Tin cậy nơi sự thành tín của Đức Chúa Trời sẽ thêm lên lòng tin quyết của chúng ta.

Nguồn: Vietnamese-odb

ĐI VÀO NƠI CHẾT

2014_08_03_sq65h5o5nww

 

Chiếc phi cơ Boeing 747 cất cánh từ phi trường Incheon, Hàn Quốc vào lúc hai mươi ba giờ trong một ngày của tháng bảy năm 2007, sau ba tiếng đồng hồ bay nó đáp xuống sân bay Dubai. Tại đây các hành khách trên chuyến bay được chuyển sang một phi cơ khác của hãng hàng không UAE (các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) tiếp tục bay đến Kabul, Afghanistan. Trên chuyến bay đó có một nhóm người đặc biệt: Đoàn Cứu Trợ của Mục sư Bae-Hyung-kyun thuộc hội thánh Saemmut tại Bundang, tỉnh Gyeonggi gồm mười sáu người nữ và bảy nam. Họ chính thức đi vào một vùng đất nguy hiểm kể từ đây. Read more…

GẶP CHÚA TRONG ĐÊM

2014_08_21_oyumdrbju2s

 

 

-Bà lấy giùm tôi cái áo choàng, tôi sẽ ra ngoài để tìm gặp một con người đặc biệt.

-Tại sao ông phải đi vào ban đêm?

-Ồ, tôi có một lý do riêng, bà sẽ biết nhanh thôi.

Ni-cô-đem khoác vội chiếc áo choàng từ tay của người vợ, ông đến để gặp một con người đã làm ông ngưỡng mộ trong những ngày gần đây.

Đó là một đêm tối trời của năm 30. Giê-xu, người Na-xa-rét đang ở trong ngôi nhà của một bạn hữu trên bước đường lưu hành giảng đạo xuyên qua vùng Ga-li-lê, Ngài đã bắt đầu chức vụ từ sáu tháng trước đó.  Có tiếng gõ cửa bên ngoài:

-Tôi muốn tìm gặp một người đàn ông tên là Giê-xu.

-Chính là ta.

Ni-cô-đem được mời vào nhà, ngồi đối diện với Chúa Giê-xu, ông bắt đầu câu chuyện:

-Thưa Ra-bi, chúng tôi biết thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến; vì nếu không có Đức Chúa Trời ở cùng, thì chẳng ai có thể làm được những dấu lạ mà thầy đã làm đó. Cá nhân tôi muốn được thầy chỉ giáo thêm.

Mặc dù Ni-cô-đem  là giáo sư thuộc hệ thống hàng giáo phẩm Pha-ri-si dạy về luật pháp cho dân Do Thái nhưng ông là một con người khiêm nhường hiếm có giữa vòng sáu ngàn người Pha-ri-si vào lúc đó. Ni-cô-đem cũng là thành viên của một tổ chức gồm bảy mươi người lãnh đạo tuyển dân có tên San-he-rin (Tòa Công Luận), và sứ đồ Giăng viết về họ là “những người cai trị  dân Giu-đa”. Tổ chức San-he-rin này tương đương với Tối Cao Pháp Viện và Thượng Viện Hoa Kỳ. Ni-cô-đem thuộc về ê-kíp lãnh đạo cả Do Thái Giáo và tuyển dân. Chức vụ của ông ngang bằng với một thượng nghị sĩ kiêm thẩm phán tối cao của chính phủ liên bang hiện nay. Như vậy Ni-cô-đem là quan chức với phẩm hàm lớn, được kính trọng và hưởng nhiều đặc quyền trong vòng dân sự lúc bấy giờ. Ông đã âm thầm quan sát các phép lạ, lắng nghe các bài giảng của Chúa Giê-xu và ông biết mình đang nói chuyện với một bậc thầy có uy quyền. Ông chọn một đêm tối trời, kín đáo đến với Chúa để “tầm sư học đạo”. Ông không muốn bị người khác theo dõi, vì có thể họ sẽ tố cáo ông giao thiệp với Chúa Giê-xu – đây lại là điều không nên có với một người lãnh đạo như ông. Nếu chuyện này bị đồn ra ngoài, sinh mạng chính trị của ông có thể bị nguy hiểm. Người ta thường nói rằng khi hai thầy thuốc ở cùng trong một khu vực thì không có ông nào thích ông nào. Về một phương diện Chúa Giê-xu cũng là một giáo sư giống như Ni-cô-đem, nhưng lời Ngài dạy có uy quyền mà một giáo sư bình thường trong tuyển dân không hề có. Hơn nữa Chúa Giê-xu còn thực hiện các phép lạ đồng thời với công tác giảng dạy của Ngài, chính điều này đã làm cho Ni-cô-đem trở nên hiếu kỳ xen lẫn ngạc nhiên. Ông tìm đến với Chúa Giê-xu để hỏi Ngài những điều mà trong lòng ông chưa có câu trả lời. Ni-cô-đem cũng biết bản thân ông không thể nào có một phong cách giảng dạy đầy quyền uy và các dấu lạ giống như Chúa Giê-xu đã thực hiện. Những gì ông truyền đạt cho tuyển dân chỉ là những bài học luật pháp khô khan mà chính trong lòng ông cũng không được thuyết phục về nội dung của nó. Bi kịch của nền giáo dục Do Thái Giáo thời bấy giờ chắc vẫn còn tái diễn trong mọi thời đại!

Chúa Giê-xu biết câu hỏi trong lòng Ni-cô-đem. Ngài bắt đầu khai sáng tâm trí ông:

-Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu người nào chưa được tái sanh, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.

“Tái sanh”, lần đầu tiên trong cuộc đời Ni-cô-đem nghe từ này. Chúa Giê-xu nói đến ý nghĩa thuộc linh của từ “tái sanh”, nhưng vị giáo sư của dân Do Thái lại hiểu theo một ý nghĩa vật lý. Ông hỏi lại Chúa Giê-xu:

-Người đã già thì làm sao tái sanh  được? Có thể nào vào lòng mẹ lần thứ hai mà sanh ra nữa sao?

Một tâm trí tự nhiên chưa nhận được ánh sáng thiên thượng thì không thể nào hiểu được những điều thuộc linh. Ni-cô-đem đã từng là một sinh viên xuất sắc khi còn trong chủng viện thần học. Tốt nghiệp ra trường ông là một trong những giáo sư ưu tú của người  Pha-ri-si, rồi được tiến cử trở nên thành viên của tòa án tối cao Do Thái. Ông hẳn là người có kiến thức uyên bác so với những người cùng thời. Nhưng khi Chúa Giê-xu nói đến sự tái sinh, ông ngẩn người ra, ú ớ không hiểu gì cả.

Chúa Giê-xu  tiếp tục giải thích cho Ni-cô-đem những điều thuộc linh:

-Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu người nào chẳng bởi nước và Thánh Linh mà sanh, thì không thể vào nước Đức Chúa Trời được.  Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt, hễ chi sanh bởi Linh là linh.  Chớ lấy làm lạ vì cớ ta đã nói với ngươi: ‘Các ngươi cần phải tái sanh.’  Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng nó, nhưng chẳng biết nó đến từ đâu và đi đâu. Hễ người nào sanh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy.”

Ni-cô-đem vẫn chưa thể hiểu được bài học Chúa dạy vượt quá tâm trí khôn ngoan của ông. Một giáo sư giữa vòng dân Do Thái lại không thể hiểu những điều Chúa phán! Chúa có ý gì khi thông điệp của Ngài dường như vẫn còn bị niêm phong với Ni-cô-đem? Chúa Giê-xu biết cách để trao khải tượng cho từng môn đệ, Ngài biết lúc này Ni-cô-đem chưa ngộ ra những gì ông ta nghe được từ Ngài, nhưng trong tương lai ông ta chắc sẽ nắm bắt được.

Cuộc viếng thăm bí mật của Ni-cô-đem với Chúa Giê-xu  chỉ diễn ra trong vòng một tiếng đồng hồ. Ni-cô-đem hỏi, Chúa trả lời, nhưng trong lòng ông vẫn còn trĩu nặng với những nghi vấn. Ông chưa thể hiểu được sự tái sanh vào lúc này, nhưng dù sao ông cũng đã được tiếp xúc với một con người mà từ lần diện kiến đó cuộc đời ông bắt đầu có sự chuyển hướng. Lịch sử ghi lại nhiều sự kiện là có vô số người đã thay đổi khi họ gặp được Chúa Giê-xu.

Ni-cô-đem yên lặng trở về nhà sau chuyến viếng thăm trong đêm. Chúa Giê-xu tiếp tục cuộc hành trình của Ngài đến Giu-đê. Ni-cô-đem không ngừng theo dõi những bước chân của Chúa và suy gẫm những gì mà ông đã nghe Chúa phán dạy.

Tái sanh là gì? Ta không thể hiểu được điều này. Ni-cô-đem tự nói với chính mình. Ông bắt đầu suy tư và đi vào sự cầu nguyện tìm kiếm một lời giải từ thiên thượng. Lời dạy của Chúa Giê-xu dành cho ông là một thách thức lớn: “Nếu người nào chẳng bởi nước và Thánh Linh mà sanh, thì không thể vào nước Đức Chúa Trời được”. Trong suy nghĩ miên man, những ý tưởng của ông vụt lóe sáng thành lời cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin cho con hiểu được nước và Thánh Linh có ý nghĩa gì? Con muốn được vào nước Đức Chúa Trời.

Đôi khi lời cầu nguyện chân thành cũng cần có thời gian nhất định để nhận được câu  trả lời từ Chúa.

Vào lúc này Ni-cô-đem cũng chỉ dừng lại trong một nhận thức: Chúa Giê-xu là giáo sư vĩ đại đến từ Đức Chúa Trời. Tâm trí của ông chưa vượt xa hơn về thân vị và chức vụ của Chúa Giê-xu trên đất. Điều này là lẽ tự nhiên, vì lúc này ngay cả các sứ đồ cũng chưa thể có một nhận thức rõ ràng về người thầy siêu việt của họ.

Dù sao thì Ni-cô-đem cũng đã có một khởi đầu tốt với Chúa Giê-Xu. Ai tìm kiếm Chúa hết lòng, người đó sẽ gặp được Ngài. Nhưng sau khi tiếp xúc cá nhân với Chúa Giê-xu, ông cũng chỉ mới biết Ngài theo cách bề ngoài thông thường.

Chức vụ của Chúa Giê-xu bị chống đối liên tục từ những người Pha-ri-si trong những năm sau đó. Họ không thể nào chấp nhận lời giảng của Ngài đối kháng với truyền thống của Giáo Hội đương thời. Vào năm 32  khi Lễ Lều Tạm diễn ra các thầy tế lễ cả và người Pha-ri-si đã sai quân lính đi bắt Chúa Giê-xu vì những gì Ngài dạy gây chia rẽ giữa vòng tuyển dân. Bọn lính ra đi rồi trở về thưa rằng: “Chẳng hề có người nào đã nói như người nầy”. Các người Pha-ri-si tỏ thái độ khinh miệt họ: “Các ngươi cũng đã bị phỉnh dỗ sao? Có một người nào trong các quan hay là trong những người Pha-ri-si tin đến người đó chăng? Song lũ dân nầy không biết luật chi cả, thật là một dân đáng rủa!” Lúc này Ni-cô-đem ra mặt bênh vực Chúa Giê-xu: “Luật chúng ta há bắt tội một người nào chưa tra hỏi đến, và chưa biết điều người ấy đã làm, hay sao?”

Trong lòng Ni-cô-đem đã có cảm tình đặc biệt với Chúa Giê-xu, ông vượt qua sự sợ hãi khi công khai bênh vực chức vụ của Ngài giữa vòng những bạn đồng liêu. Ông đã có một cảm nhận từ trái tim là cuộc đời ông sẽ trở nên hụt hẫng nếu không có Ngài.

Tạm thời Chúa chưa bị bắt vì mục vụ của Ngài trên đất vẫn còn, và giờ G định mệnh chưa đến.

Cho đến một ngày kia…

Chức vụ của Chúa Giê-xu bước qua năm thứ ba. Sự chống đối của những người lãnh đạo Do Thái Giáo đối với Ngài đã lên tới đỉnh điểm. Chúa Giê-xu lên Giê-ru-sa-lem chuẩn bị hoàn tất chương trình cứu chuộc. Kẻ thù đã chuẩn bị một kế hoạch để bắt Chúa. Và rồi điều tệ hại nhất đã đến, Ni-cô-đem bàng hoàng khi nghe tin Chúa Giê-Xu bị bắt và kẻ thù chuẩn bị đóng đinh Ngài trên cây thập tự. Bỗng dưng ông nhớ lại những gì Chúa dạy trong đêm đặc biệt đó: “Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời.  Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.”

– Đúng rồi, “Con Người” mà giáo sư Giê-xu nói ở đây chính là Ngài. Ngài phải bị treo trên cây gỗ. Ngài là Con Một của Đức Chúa Trời. Ta  đã tìm thấy rồi, Ni-cô-đem tự nói lớn với chính mình trong phòng riêng đến nỗi bà vợ ông phải ngạc nhiên:

– Ông vừa nói cái gì thế?

– Bà ơi, hãy nghe đây: Giê-xu – người Na-xa-rét chính là Con Một của Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Ni-cô-đem nói lại với vợ mình nguyên văn lời Chúa Giê-xu đã nói với ông trước đây. Ánh sáng thiên thượng đã đến và ông hiểu ra những gì Chúa phán dạy trước đó.

“Lạy Chúa con muốn được sanh lại bởi quyền năng Thánh Linh”. Ni-cô-đem thốt lên lời cầu nguyện.

Ni-cô-đem lập tức đến hiện trường – nơi Chúa Giê-Xu bị đóng đinh trên thập tự giá. Tự nhiên ông có một linh cảm: Không dễ gì Chúa Giê-xu, Con Một của Đức Chúa Trời lại phải trải qua một cái chết thông thường.

Ni-cô-đem lên đồi Gô-gô-tha vào buổi chiều lịch sử sau khi Chúa trút hơi thở cuối cùng. Từng cơn gió hiu hắt trên đồi hoang như một khúc nhạc bi tráng đi vào tâm hồn người nghị viên của Tòa Công Luận. Ni-cô-đem đứng đó nhìn vào ba thi thể trên thập tự giá, ông nhận ra khuôn mặt của Chúa Giê-xu giữa hai khuôn mặt khác. Ni-cô-đem muốn bật khóc nhưng lạ chưa khóe mắt ông vẫn ráo hoảnh – những giòng lệ đã khô cạn tự bao giờ. Tâm hồn ông chùng xuống giữa đất trời một màu tang tóc thê lương! Tuy nhiên tận sâu thẳm trong cõi lòng Ni-cô-đem cảm biết điều ngoạn mục sẽ xảy ra sau sự chết của Chúa.

Ni-cô-đem biết điều ông phải làm vào lúc này.

Lúc bấy giờ Giô-sép người A-ri-ma-thê, môn đồ Đức Chúa Giê-xu một cách kín giấu là một người giàu có và cũng là nghị viên của Tòa Công Luận đến gặp quan tổng đốc Phi-lát xin phép lấy xác Chúa Giê-xu để chuẩn bị thủ tục mai táng. Quan tổng đốc chấp thuận lời thỉnh cầu của Giô-sép. Điều này trái với lẽ thường là các thi hài của những kẻ chết vì tội dấy loạn sẽ bị quăng vào một ngôi mộ tầm thường nào đó. Nhưng ngôi mộ mà Giô-sép dùng để chuẩn bị mai táng xác Chúa là một ngôi mộ sang trọng dành cho người giàu có gần nơi Chúa bị đóng đinh. Khi Giô-sép chuyển thi hài của Chúa xuống khỏi thập tự giá thì Ni-cô-đem cũng đến đem theo một trăm cân một dược (đơn vị đo lường của La Mã lúc đó tương đương 33kg) hòa với lư hội.  Cả hai người Giô-sép và Ni-cô-đem lấy xác Đức Chúa Jêsus, dùng vải gai và thuốc thơm gói lại, theo đúng thủ  tục khâm liệm của dân Do Thái.

Giô-sép và Ni-cô-đem đã thắng hơn sự sợ hãi, hai ông đã dũng cảm công khai niềm tin vào Chúa Giê-xu với công chúng khi hành động mai táng xác Chúa với sự trân trọng hiếm thấy. Đáng lý ra công việc này phải thuộc về nhóm mười hai sứ đồ. Các sứ đồ đi đâu vào lúc này?  Có thể họ bấn loạn tinh thần nên đã bỏ của chạy lấy người! Và trong hoàn cảnh đặc biệt đó hai nghị viên của Tòa Công Luận đã thực hiện sứ mạng đặc biệt của mình.

Sau ba ngày nằm trong mộ địa, Chúa Giê-xu đã sống lại từ cõi  chết một cách khải hoàn.

Điều trông đợi của Ni-cô-đem đã thành hiện thực: Giê-xu, người Na-xa-rét không thể chết theo cách bình thường, Ngài đã sống lại!

Ni-cô-đem nhận ra ánh sáng chân lý sau khi Chúa phục sinh. Cuộc đời ông thay đổi từ đây. “Lạy Chúa Giê-xu con tin Ngài là Con của Đức Chúa Trời, đã đến thế gian để chết đền tội cho con và Ngài đã sống lại”. Ni-cô-đem tuôn ra lời cầu nguyện tự nhiên như một dòng suối được khai thông.

Sự sống mới tràn vào tâm hồn Ni-cô-đem. Ông bước ra khỏi Do Thái Giáo với những giáo điều khô cứng để trở nên một môn đệ công khai, can đảm của Chúa Giê-xu. Hành động đức tin của ông đã làm cho các thành viên còn lại của Tòa Công Luận sửng sốt. Nhưng trường hợp của ông cũng tạo niềm cảm hứng Tiếp Nhận Chúa Giê-xu cho những người khác còn ở trong vòng trói buộc của những quyền lợi đời này. Trong bất kỳ thời đại nào thì Phúc Âm của Chúa luôn có quyền năng vô đối để giải phóng con người ra khỏi những rào cản, cho dù họ thuộc tầng lớp nào của xã hội.

Không bao lâu sau đó, Ni-cô-đem đã đến với các sứ đồ Phi-e-rơ và Giăng nhận lãnh phép báp-tem. Chấp nhận bị cách chức nghị viên của Tòa Công Luận và bị trục xuất ra khỏi Giê-ru-sa-lem vì tin Chúa Giê-xu, Ni-cô-đem cũng cởi bỏ chiếc áo Pha-ri-si để trung tín phục vụ Chúa Giê-xu và Phúc Âm của Ngài cho đến cuối đời. Danh vọng, địa vị, quyền lợi của ông trong Giáo Hội không là gì cả vì ông đã tìm gặp được Cứu Chúa của mình.

TƯỜNG VI

 Nguồn: http://songdaoonline.com/e3101-gap-chua-trong-dem-tuong-vi-bai-chon-dang-191-.html

KHẢI TƯỢNG VỀ ĐẤNG THƯỢNG CỔ, CON LOÀI NGƯỜI, VÀ CÁC THÁNH ĐỒ SỞ HỮU VƯƠNG QUỐC (Đa-ni-ên 8)

Nguyện Chúa ban cho chúng ta linh của sự khôn ngoan và khải thị một lần nữa. Chúa muốn chúng ta đạt đến mức trưởng thành, vì vậy trong tất cả các hội thánh, chúng ta phải tăng trưởng. Ngài không thể trở lại nếu chúng ta không trưởng thành. Trong Matthew 13, Chúa là người gieo giống, nhưng trong Khải Thị 14 thì Ngài là thợ gặt. Người nào gieo thì cũng mong đợi mùa gặt. Khi Chúa đến lần thứ nhất, Ngài đã gieo ra.

Trong 2000 năm qua, hội thánh đã trải qua một diễn trình dài; sự bội đạo đã bắt đầu vào thế kỷ thứ nhất. Đến thế kỷ thứ sáu thì Công Giáo La Mã đã phát triển đầy đủ, và mãi sau 1000 năm tăm tối, vào lúc bắt đầu phong trào Cải Chánh, mọi sự mới dần dần tốt đẹp trở lại. Bây giờ, sau 500 năm nữa, thời kỳ chin muồi đã đến. Chúng ta đừng quên rằng hội thánh không chỉ là một nơi chúng ta đến với nhau vào các ngày Chủ Nhật để “dự lễ”, nhưng hội thánh là dân Đức Chúa Trời, có sứ mạng đoạt vương quốc và sự cai trị khỏi tay Satan, các quyền lực và chấp chánh. Đức Chúa Trời muốn vương quốc của Ngài đến trên trái đất. Vì vậy, Chúa đã dạy chúng ta cầu nguyện: “Cha ơi, xin vương quốc Ngài đến.”
Ngay từ ban đầu Đức Chúa Trời đã muốn con người cai trị trên đất (Sáng 1:26). Sau sự sa ngã của con người, Đức Chúa Trời đã có thể dễ dàng đánh bại Satan, tuy nhiên kế hoạch của Ngài vĩ đại hơn thế – Ngài muốn xây dựng vương quốc của Ngài trên đất, không phải một mình Ngài nhưng với chúng ta. Thật là một đặc ân khi được làm một người ở trong kế hoạch của Đức Chúa Trời! Vì điều đó, Ngài đã tạo dựng chúng ta trong hình ảnh Ngài và muốn ban cho chúng ta sự sống Ngài hầu cho chúng ta có thể cai trị với Ngài.
Dân Israel đã thật sự là tuyển dân của Đức Chúa Trời, và như vậy họ là quốc gia thánh đầu tiên, tuy nhiên họ cũng đã sa ngã; vào thời Samuel, họ đã từ chối Đức Chúa Trời là Vua của họ; họ đã muốn có một vua giống như các dân và trở nên ngày càng sa ngã hơn, cho đến khi họ thật sự giống như các dân, đến nỗi cuối cùng Đức Chúa Trời đã từ bỏ dân Ngài và để cho họ bị đem đến Babylon làm phu tù. Với sự cai trị của Nebuchadnezzar ở Babylon, các thời kỳ của các quốc gia đã bắt đầu (606 TCN), và chỉ kết thúc vào năm 1967 với sự chiếm lại Jerusalem (Luke 21:24). Sau khi những người La Mã phá hủy Jerusalem lần cuối cùng (70 TCN), Chúa đã bắt đầu sửa soạn cho Sự Đến Lần Thứ Hai của Ngài vào năm 1948: Israel một lần nữa trở thành một quốc gia và với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời hằng sống họ đã có thể chiếm lại Miền Đông Jerusalem vào tháng sáu năm 1967 trong “Cuộc Chiến Sáu Ngày”, khi đó toàn bộ thành phố Jerusalem đã được Israel chiếm lại (Luke 21:24). Tuy nhiên, Chúa vẫn chưa thể trở lại. Vào lúc đó, sự khôi phục và tái thiết nếp sống hội thánh vẫn chưa hoàn tất. Trước khi hội thánh được hoàn tất và đạt đến mức trưởng thành, Chúa không thể trở lại. Làm thế nào Vua có thể đến nếu không có vương quốc? Và làm thế nào Chúa có thể đến như Tân Lang khi hội thánh, cô dâu của Ngài, chưa sẵn sàng cho tiệc cưới (Khải 19:7-8)?
Sau hai dấu hiệu (vào năm 1948 và 1967), dấu hiệu thứ ba từ Daniel 9 vẫn phải được hoàn thành. Khi dấu hiệu thứ ba (dấu hiệu về hiệp ước hòa bình) đến, đó sẽ là khởi đầu của bảy năm cuối cùng của thời đại này. Cả thế giới đang chờ đợi hiệp ước hòa bình này giữa Israel và người Palestine.
Ngoài ra, chúng ta không được quên pho tượng từ giấc chiêm bao của Nebuchadnezzar trong Daniel 2. Thời kỳ hai bàn chân của pho tượng đã bắt đầu với thời kỳ Cách Mạng Pháp (năm 1789) và việc giành được độc lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1776). Cùng với điều đó, nền móng cho hình thức chính quyền tự do và dân chủ đã được lập. Bằng cách so sánh với bức tượng này chúng ta thấy ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại của hai bàn chân, và điều này đồng nghĩa với sự kết thúc của các thời kỳ. Chỉ Đức Chúa Trời mới có sự khôn ngoan để mô tả toàn bộ sự phát triển của nhiều ngàn năm trong một bức tranh duy nhất, pho tượng trong Daniel 2. Từ cái đầu bằng vàng bên trên đôi vai bằng bạc, bụng và bắp vế bằng đồng, hai ống chân bằng sắt cho đến hai bàn chân bằng đất sét và sắt, lịch sử cũng cho chúng ta thấy rằng nhân loại ngày một tệ hơn. Từ vàng tới sắt, chất liệu trở nên cứng hơn và ít quý báu hơn. Cho đến ngày nay, chúng ta thấy rằng con người đã trở nên ngày càng cứng cỏi đối với Đức Chúa Trời. Bất chấp các thành tựu văn hóa vĩ đại trong các thời đại khác nhau, toàn bộ lịch sử nhân loại trên hết vẫn là một lịch sử của chiến tranh. Dù một số thành tựu có vẻ rất rực rỡ bề ngoài, nhưng bản chất thật của con người và các vương quốc loài người vẫn có thể ví như con thú hoang, như khải tượng trong Daniel 7 khải thị cho chúng ta.
Các Vương Quốc của Thế Giới
Được Ví Như Những Con Thú Hoang
“Vào năm thứ nhất đời vua Belshazzar của Babylon, trong khi nằm trên giường, Daniel có một giấc chiêm bao và các khải tượng trong đầu mình. Ông ghi chép lại giấc chiêm bao, kể lại các sự kiện chính. Daniel nói: “Trong khải tượng vào ban đêm, tôi đang nhìn xem thì có bốn cơn gió từ trời khuấy động Biển Lớn” (Dan. 7:1-2). Tất cả các vương quốc được đề cập ở đây phải có liên quan đến khu vực Địa Trung Hải, nơi có quốc gia Israel. Dù chúng ta muốn thừa nhận hay không thì Israelvẫn là trung tâm của thế giới này. Theo Zechariah, khi Chúa thiết lập vương quốc Thiên hi niên của Ngài, vương quốc này cũng sẽ ở tại Jerusalem. Do đó, Jerusalem là một nơi bị tranh đoạt nhiều như vậy, vì kẻ thù cũng muốn chiếm giữ Jerusalem và không hoàn trả. Thành phố nhỏ bé này rất quan trọng đối với Đức Chúa Trời. Trong mắt người ta, Jerusalem như không là gì cả (“Zion” nghĩa là “miền đất bị thiêu rụi”). Tuy nhiên lại có rất nhiều cuộc chiến tranh vì thành phố này.
Đã có nhiều cuộc chiến tranh ở vùng Địa Trung Hải. Trận chiến cuối cùng sẽ xảy ra ở phần này của trái đất khi các quân đội của thế giới này tập hợp tại Armageddon cho cuộc chiến cuối cùng chống lại Đấng Christ (Khài 16:14-16). Đây thật sự là một khu vực đặc biệt.
“Đoạn, bốn con thú lớn từ biển lên; con nọ khác con kia.  Con thứ nhứt giống như sư tử, và có cánh chim ưng (đó là Nebuchadnezzar); Ta nhìn xem cho đến khi những cánh nó bị nhổ, nó bị cất lên khỏi đất, đứng hai chân như người ta, và nó được ban cho lòng loài người.  Nầy, một con thú thứ hai, y như con gấu; nó đứng nghiêng nửa mình, có ba cái xương sườn trong miệng, giữa những răng; và người ta bảo nó rằng: Hãy chỗi dậy, hãy cắn nuốt nhiều thịt” (cc. 3-5). Con gấu có hai mặt này tương ứng với đội vai của pho tượng trong Daniel 2; người Mede và người Ba Tư đã trở nên vương quốc Ba Tư. Ba vương quốc của Asia minor, Ai Cập và Babylon, tức là ba chiếc xương sườn trong miệng con gấu, đã bị vua Ba Tư là Cyrus tiếp quản.
“Và họ nói với nó: ‘Hãy trỗi dậy, ăn nuốt nhiều thịt vào!’”(c.5). Đây là một bức tranh cho thấy vương quốc Ba Tư chiến thắng trong các cuộc chiến tranh không phải nhờ chiến lược nhưng nhờ quân số đông. Họ đã chinh phục các vương quốc nhờ có quân đội rất lớn, tương phản với Alexander Đại Đế là người đã chinh phục nhiều nước chỉ với quân đội nhỏ bé.
“Sau điều này, tôi nhìn xem, và có một con thú khác giống như con báo, trên lưng có bốn cánh của loài chim. Con thú này cũng có bốn đầu, và quyền thống trị được ban cho nó” (c.6). Đây là một bức tranh về Alexander Đại Đế (nhanh như báo), người đã chinh phục nhiều quốc gia chỉ trong vài năm, không mất bao nhiêu thời gian. Sau khi ông chết trẻ, vương quốc của ông đã bị chia thành bốn phần: Hy Lạp, Asia Minor, Syria và Ai Cập (bốn cái đầu).
“Sau điều này, tôi nhìn xem trong các khải tượng vào ban đêm, có con thú thứ tư, đáng sợ và kinh khủng, mạnh mẽ vô cùng. Nó có những chiếc răng lớn bằng sắt; nó ăn ngấu nghiến, cấu xé và giày đạp phần còn lại dưới chân; nó khác với tất cả những con thú trước nó; và nó có mười sừng” (c.7). Daniel đã không thể mô tả chính xác con thú thứ tư. Ông chỉ có thể nói: “Nó rất khủng khiếp, mạnh mẽ, đáng sợ và lạ thường.” Đó là Đế Quốc La Mã mà đã thay đổi qua các thế kỷ đến thời của chúng ta (tương ứng với hai ống chân và hai bàn chân trong Daniel 2). Cuối cùng, chúng ta không còn có thể nhận ra Đế Quốc La Mã nguyên thủy vào các thời xưa nữa. Ngày nay chúng ta có “Các Hiệp Ước La Mã” (1957/1958), tiến trình liên hiệp của các nhà nước Châu Âu dựa trên các “hiệp ước” này.
Mười chiếc sừng trong câu 7 tương ứng với mười ngón chân trong Daniel 2. Trong mắt Đức Chúa Trời, con người sa ngã chẳng khác gì loài thú bốn chân không tinh sạch (Công 10:12). Có điều gì mà con người chưa nghĩ ra để hành hạ và giết chóc lẫn nhau! Hãy nhớ lại thời Trung Cổ và các loại vũ khí hủy diệt trong hai cuộc thế chiến.
Chiếc Sừng Nhỏ Đặc Biệt –
Con Thú của Mọi Con Thú
(Dan. 7:8; Khài 13:1-10)
 
“Tôi đang xem xét những chiếc sừng thì có một chiếc sừng khác, một chiếc sừng nhỏ, xuất hiện từ giữa chúng; ba trong số những chiếc sừng đầu tiên bị bẻ gãy tận gốc trước mặt nó. Và tại đó, trong chiếc sừng này có những con mắt giống như mắt người, và một cái miệng thốt ra những lời lộng ngôn” (Dan. 7:8).
Khải Thi 13 cũng nói về mười chiếc sừng. John đã nhìn thấy con thú của mọi con thú mà sẽ xuất hiện. Trong con thú này, tất cả các con thú từ Daniel chương 7 sẽ được nhìn thấy một lần nữa. Giống như Chúa là Vua của mọi vua, cũng có con thú của mọi con thú: “Và tôi nhìn thấy một con thú đi lên từ biển, có bảy đầu và mười sừng, và trên các sừng nó có mười vương miện; trên các đầu nó có một danh hiệu phạm thượng. Bấy giờ con thú mà tôi nhìn thấy giống như con báo, các bàn chân của nó giống như bàn chân gấu, và miệng nó giống miệng sư tử. Con rồng ban cho nó quyền năng, ngai và quyền bính lớn của mình” (Khải 13:1-2). Ở đây chúng ta thấy rằng phía sau mọi con thú này và sự quỷ quái của chúng là satan, con rồng xưa. Các vương quốc của thế giới này đều nối kết với con rồng. Ngày nay nhiều điều vẫn còn ẩn giấu, nhưng trong thời kỳ cuối cùng mọi điều ác sẽ bị lộ ra.
“Và tôi  nhìn thấy một trong các đầu của nó dường như đã bị thương đến chết, và vết thương trí mạng của nó đã được chữa lành. Cả thế giới đều kinh ngạc và đi theo con thú” (Khải 13:3). Khi nào thi điều đó xảy ra? Khi ba năm rưỡi cuối cùng bắt đầu.
Tất cả các vương quốc của thế giới này đều được so sánh với các con thú nào đó. Chúng hư hoại, khủng khiếp, hủy diệt, đem đến chiến tranh và sự hủy diệt, rồi bị tiền định chịu cảnh hoang tàn, như được mô tả ở cuối Daniel 7. Tuy nhiên, vương quốc thiên thượng thì hoàn toàn khác! Do đó, đừng đầu tư vào thế giới này, hãy chỉ sử dụng nó để sống. Ngày nay chúng ta phải hoàn toàn thuộc về vương quốc thiên thượng. Trong Daniel 7 chúng ta vẫn nhìn thấy một bức tranh “loài người” về các vương quốc của thế giới; trong Daniel 7, chúng đã trở nên các con thú, trong đó có một con thú khủng khiếp đến nỗi không thể mô tả chính xác. Đó là sự phát triển của thế giới này. Khi nhìn thấy khải tượng này, anh em sẽ không đấu tư vào thế giới này hoặc thậm chí để mình bị nó bắt làm phu tù nữa.
Bảy cái đầu của mười chiếc sừng trong Khải Thị 13:1 được mô tả chính xác hơn trong chương 17: “Đây là tâm trí khôn ngoan. Bảy đầu tức là bảy hòn núi mà người đàn bà ngồi trên; cũng là bảy vua, năm đã đổ, một còn đây, một chưa đến; khi vị ấy đến, thì cần phải ở lại ít lâu thôi.” (Khải 17:9-10). La Mã được biết đến như một thành phố có bảy ngọn đồi. Bảy vua đến từ đó được nhắc đến, năm đã ngã xuống, nghĩa là đã chết cách bất thường. Cho đến thời của John đã có hơn năm vua, nhưng chúng ta phải biết rằng Đức Chúa Trời không đề cập đến tất cả các tên của họ. Đối với Đức Chúa Trời, chỉ những điều quan trọng mới được kể đến. Vua đầu tiên trong năm vua này là Julius Caesar, Tiberius là vua thứ hai (Augustus không bị giết, hoặc “ngã xuống”, và do đó không được đề cập đến), các vua còn lại là Caligula, Claudius và Nero, kế đến là Domitian (“một còn đây”, là vua vào thời của John), và vua thứ bảy chưa đến. Năm đã ngã xuống, một còn đây, và một chưa đến. Có thể ngày nay vua này đã ở đây rồi, chúng ta không biết chắc. Vua thứ bảy chỉ sống “một thời gian ngắn”.
“Con thú trước có, rày không đó, chính là vị thứ tám, cũng thuộc trong bảy vị kia, và đi đến chốn hư mất” (Khải 17:11). Con thú này đã có rồi, đã sống rồi, nhưng không còn  vào thời của John, đó cũng là vua thứ tám. Nhưng chỉ có bảy vua- vậy vua thứ tám đến từ đâu? Khi vua thứ bảy đến “thì phải sống chỉ trong một thời gian ngắn”rồi bị giết vào giữa bảy năm. Sau khi vua này chết, một trong năm vua đã có trước kia, sẽ đến. Khi ấy vua thứ bảy sẽ hồi sinh và trở nên vua thứ tám. Điều này nghĩa là vua thứ tám là sự kết hợp giữa thi thể của vua thứ bảy đã bị giết và thân vị của một trong năm vua trước. Vì vua này có con số là 666, nên rõ ràng đó là Nero. Đó là con thú lên từ vực sâu.
“Mười sừng mà ngươi đã nhìn thấy là mười vua…” (Khải 17:121). Mười quốc gia này sẽ đến. Điều đó nghĩa là vào cuối thời đại nầy sẽ có mười quốc gia, mười vua, mười vương quốc hùng mạnh. “…Là những kẻ chưa nhận được vương quốc nhưng nhận được quyền bính để làm vua cùng với con thú trong một giờ. Những kẻ này có cùng một tâm trí, và chúng sẽ dâng quyền lực và quyền bính của mình cho con thú. Chúng sẽ gây chiến với Chiên con, và Chiên con sẽ đắc thắng chúng, vì Ngài là Chúa của các chúa và còn những kẻ ở với Ngài, là những  kẻ được kêu gọi, lựa chọn và trung tín, cũng đều đắc thắng” (Khải 17:12-14).
Vào thời Daniel, cả dân Israel đều không trung tín. Họ đã đồng hóa với thế giới và thậm chí nhận lấy sự thờ phượng thần tượng.
Tuy nhiên, có một phần dân của Đức Chúa Trời vẫn còn trung tín. Ngày nay có nhiều Cơ Đốc nhân, nhưng có bao nhiêu người thật sự trung tín với Chúa? Có bao nhiêu người bước đi theo lời Ngài và có một mối liên hệ sống động với Ngài? Có bao nhiêu người vâng phục và làm những gì Ngài muốn?
Khải Tượng Về Đấng Thượng Cổ và Con Loài Người
(Dan. 7:9-10; 13-14)
Cảm tạ Đức Chúa Trời vì ngài đã bày tỏ cho Daniel một điều thêm nữa ngoài các con thú. “Tôi nhìn xem cho đến khi các ngai được lập, và Đấng Thượng Cổ ngồi trên đó; áo Ngài trắng như tuyết, tóc trên đầu Ngài giống như lông chiên thuần khiết. Ngôi Ngài là những ngọn lửa, các bánh xe của ngai là một đám lửa đang cháy; một dòng song lửa lưu xuất từ trước mặt Ngài. Hàng ngàn ngàn người cung phụng Ngài, và hàng muôn muôn người đứng trước mặt Ngài. Phiên tòa thẩm phán đã ổn định, và các quyển sách được mở ra. Tôi xem tiếp vì cớ âm thanh của những lời lộng ngôn mà chiếc sừng đang phát ra; tôi nhìn xem đến khi con thú bị giết, và xác nó bị hủy diệt và quăng vào trong lửa cháy rực” (Dan. 7:9-11). Con thú sẽ bị hủy diệt hoàn toàn và bị ném vào trong hồ lửa. Rồi Chúa sẽ tiếp quản trái đất để trị vì. Chúng ta phải nhìn thấy ngai này.
“Còn về những con thú còn lại, quyền thống trị của chúng bị cất khỏi, tuy nhiên mạng sống của chúng được kéo dài một mùa và một kỳ” (c.12). Điều này nghĩa là tất cả những điều đó sẽ tiếp tục tồn tại. Nhưng cuối cùng, như chúng ta nhìn thấy trong pho tượng này (Dan. 2), khi nó bị hủy diệt thì mọi vương quốc này cũng sẽ bị hủy diệt. Chúng ta phải đặt hai khải tượng này lại với nhau để hiểu cách chính xác.“Tôi đang nhìn xem các khải tượng vào ban đêm, kìa, một Đấng giống như Con Loài Người đang đến”. Con Loài Người, là Jesus Đấng Christ. Ở đây Ngài hiện ra để tiếp nhận vương quốc.– “Ngài đến với Đấng Thượng Cổ, và họ đã đem Ngài đến gần trước mặt Đấng ấy. Quyền thống trị, vinh hiển và một vương quốc đã được ban cho Ngài, để mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ phải phục vụ Ngài. Quyền thống trị của Ngài là quyền thống trị đời đời, là điều sẽ không qua đi; và vương quốc của Ngài là một vương quốc sẽ không bị hủy diệt. Về phần tôi, Daniel, linh tôi buồn rầu bên trong tôi, và các khải tượng trong đầu tôi đã khiến tôi bối rối. Tôi đến gần một trong những người đang đứng nơi đó và hỏi người ấy ý nghĩa thật sự của mọi điều này. Người ấy cho tôi biết và giải thích những điều đó cho tôi: ‘Các con thú lớn đó, gồm bốn con, là bốn vua sẽ dấy lên từ đất’” (c. 13-17).
Các Thánh Đồ Thừa Hưởng Vương Quốc
Bây giờ câu này liên quan đến chúng ta: “Nhưng các thánh đồ của Đấng Chí Cao sẽ nhận được vương quốc và sở hữu vương quốc mãi mãi vô cùng” (c. 18). Đó là một sự huyền nhiệm kỳ diệu! Chúng ta không nhìn thấy điều này trong khải tượng đầu tiên, trong giấc chiêm bao của Nebuchadnezzar. Đức Chúa Trời đã chỉ ban khải tượng này cho Daniel. Tuy  nhiên, Chúa vẫn chưa đến vì vương quốc của Ngài vẫn chưa được sửa soạn đầy đủ. Chúng ta có sẵn sàng để cai trị nếu Chúa đến hôm nay không? Nếu Ngài vẫn chưa có thể cai trị trong anh em thì làm thế nào Ngài có thể cai trị qua anh em khi Ngài trở lại? Vương quốc của Ngài thì đầy dẫy hòa bình, sự công nghĩa và vinh hiển; vương quốc ấy là đời đời. Nếu ngày nay chúng ta không hợp tác với Ngài trong mọi sự mà thay vì vậy lại sống như những người vô tín thì làm thế nào Chúa có thể cai trị qua chúng ta? Chúng ta có đủ tiêu chuẫn để nhận được vương quốc không? Ở đây nói rằng các thánh đồ sẽ nhận được vương quốc, đó là điều quan trọng nhất trong chương 7, chứ không phải là những con thú.
“Tôi nhìn xem; chiếc sừng đó gây chiến với các thánh đồ và thắng hơn họ”(c.21). Chúng ta phải giữ câu này trong lòng mình vì nó sẽ lại xuất hiện sau này trong Khải Thị chương 12 và 13. Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta không được cất lên trước ba năm rưỡi sau cùng, thì chúng ta sẽ kinh nghiệm việc con thú gây chiến với các thánh đồ và thắng hơn họ: “Điều đó được ban cho nó để nó gây chiến với các thánh đồ và đắc thắng họ”  (Khải 13:7). Điều Daniel đã nhìn thấy cũng chính là điều John nhìn thấy.
Anh em hãy tự hỏi mình là anh em có sẵn sàng cho sự cất lên chưa? Lời cho chúng ta biết rằng sẽ có những thánh đồ vẫn còn ở lại đây: “Con rồng nổi giận với người đàn bà, và nó đi ra gây chiến với phần còn lại của dòng dõi nàng, là những người giữ các điều răn của  Đức Chúa Trời và có chứng cớ của Jesus” (Khải 12:17). Đây là những người Do Thái và các Cơ Đốc nhân.
Cho đến khi Đấng Thượng Cổ đến; và sự thẩm phán được ban cho các thánh đồ của Đấng Chí Cao; và đã  đến kỳ để các thánh đồ sở hữu vương quốc” (Dan. 7:22). Amen. Các vương quốc của thế giới này chỉ tạm thời được ban cho các dân tộc; thậm chí thời kỳ của họ đã hết. Tuy nhiên, Chúa vẫn phải chờ đợi cho đến khi các thánh đồ sẵn sàng để tiếp nhận vương quốc.
“Khi ấy vương quốc và quyền thống trị, và sự vĩ đại của các vương quốc dưới khắp trời, sẽ được ban cho dân, các thánh đồ của Đấng Chí Cao; vương quốc của Ngài là một vương quốc đời đời, và mọi quyền thống trị sẽ phục vụ và vâng phục Ngài” (Dan. 7.27). Thật tốt đẹp vì có một kết thúc như vậy. Trong chương 2, vương quốc của Chúa trở nên như ngọn núi lớn và làm đầy dẫy khắp đất, nhưng ở đây trong chương 7 có nói rõ rằng chúng ta, các thánh đồ, cũng sẽ thừa hưởng vương quốc này từ Ngài!
Chúng ta cũng hãy đọc Khải Thị 11. Điều gì sẽ xảy ra vào cuối cơn đại nạn? “Thiên sứ thứ bảy trổi tiếng kèn; và có những tiếng lớn trời nói: ‘ Vương quốc của thế giới đã trở nên vương của Chúa chúng ta và của Đấng Christ của Ngài, và Ngài sẽ trị vì mãi mãi vô cùng”” (Khải 11:15).

 

Trong Khải Thị, John cũng nhìn thấy ngai của “Đấng Thượng Cổ” giống như Daniel đã nhìn thấy. Và trong Khải Thị 5 chúng ta nhìn thấy Chiên Con ở trên ngai là Đấng có đủ tư cách để mở quyển sách và các ấn và có được quyền thống trị.
Nguồn: Thế hệ mới.

VỀ DƯỚI MÁI NHÀ

2014_08_09_ca8cnb70wjc

 

-Chú ơi, cho phép cháu đánh giày của chú nhé.

-Được rồi mày hãy làm cho tốt.

Dũng Cầu Mật là tên gọi của thằng bé đánh giày. Cầu Mật là cây cầu bắc ngang một dòng kênh đen sì, hôi hám trên đường Phạm Thế Hiển Quận 8, Sài Gòn. Trong băng nhóm đánh giày gọi nó là Dũng Cầu Mật để phân biệt với Dũng Vườn Chuối, Dũng Đa-kao và những Dũng khác sống lang thang trên các vỉa hè đường phố hành nghề đánh giày kiếm cơm. Dũng cư trú ở Cầu Mật nên có biệt danh đó. Nó nhanh chóng ngồi bệt xuống sàn, lấy đồ nghề từ trong cái thùng gỗ nhỏ và chuẩn bị đánh bóng đôi giày của một người đàn ông trung niên. Read more…

TIN MỤC VỤ TẠI LÂM ĐỒNG

Ngày 17 và 18 tháng 7 năm 2014 Ban điều hành GH TLLHTC – Việt Nam và Đoàn từ thiện Giô-sép đã có các hoạt động trong kỳ sinh hoạt Hè cho các cháu thiéu niên, thiéu nhi thuộc Giáo khu Lâm Đồng.
Tại HT TLLH Lộc Ngãi, đã tổ chức trại hè và phát học bỗng, tập vở cho các em học sinh trong và ngoài hội thánh. Công tác này cũng được lập lại ở HT TLLH Đinh Trang Hòa và HT TLLH Gia Bắc. Đây là 2 hội thánh của người K’ho.
Các em học sinh tùy theo cấp học được nhận các tập vở phù hợp. Học sinh lớp 1 -2 nhận 5 quyển tập, lớp 6 -8 nhận 10 quyển, lớp 9 -10 nhận 15 quyển và lớp 11-12 nhận 20 quyển. Học bỗng của các em la 400.000 cho một học kỳ đối với các em con nhà nghèo, hoc lực tiên tiến trở lên và sinh hoạt tốt với hội thánh địa phương. Có 9 em trên toàn Giáo hạt Lâm Đồng được nhận hoc bổng và 89 em được nhận tập vở.
Nội dung sinh hoạt trại hè gồm có các phần: Kể chuyện Kinh Thánh, tô màu, ráp hình tranh cơ đốc. Các môn thi: đố Kinh Thánh – hát Thánh Ca – múa và nấu cơm và xếp ghế và xếp hàng.
 Qua đợt sinh hoạt hè các em rất vui vẻ và thêm lòng yêu mến Chúa và đã hứa sẽ cố gắng hoc tập, vâng lời thầy cô, cha mẹ  và sinh hoạt thương xuyên với hội thánh và cũng không quên bày tỏ lòng biết ơn đối    với ân nhân .
Đoàn từ thiện Giô sép cũng gởi lại 200 tập vở để Quản nhiệm Hội thánh Tin lành Liên Hiệp Gia bắc mang đến tặng cho 20 em hoc sinh nghèo  chăm học  của trường, mỗii cấp lớp 4 em  trong ngày khai giảng năm học 2014-2015.
Các hình ảnh ghi được sau đây:
IMG_5243
Mục sư Hội trưởng cầu nguyện và khai mạc trại hè
IMG_5306IMG_5309
Các em nghe kể chuyện Kinh Thánh
IMG_5252
Thi múa
IMG_5266IMG_5257
Tô màu, ráp hình
IMG_5320
Thi nấu cơm

IMG_5300

Các em hát ngợi khen Chúa

IMG_5292IMG_5277

Các em nhận học bỗng

IMG_5276IMG_5331

Các em nhận tập vở

IMG_5334IMG_5281

Chụp hình lưu niệm

photo (3)

 

MS Hội trưởng và quản nhiệm hội thánh TLLH Gia Bắc.

securedownload

 

Thi xếp hàng

securedownload (1)

 

Nhận học bỗng và phần thưởng

securedownload (2)

Thi hát

securedownload (4)

Hình lưu niệm

securedownload (5)

 

Thi múa.

securedownload (6)

 

Thi nấu cơm bằng củi.

securedownload (7)

 

Tôn vinh Chúa

 

CHÚA THEO ĐUỔI TÔI

god-loves-you-and-so-do-i

 

Tôi thích những lối đi an toàn. Nói rõ hơn để mọi người hiểu, điều gì có lợi ích thiết thực tôi sẽ theo đuổi. Điều gì mà lý trí của tôi nói là bất lợi tôi sẽ dừng lại. Dĩ nhiên tôi cũng lờ mờ nhận ra là lý trí của mình không phải lúc nào cũng đúng. Nhưng tôi thích chọn lựa, giải quyết các vấn đề theo cách ít tổn hại nhất. Tôi theo số đông để thực hiện các quyết định của mình. Đối với tôi đi theo thiểu số là một sự mạo hiểm nhiều rủi ro. Triết lý của tôi đơn giản là hãy làm mọi việc theo trí khôn của mình. Nếu sau đó thời gian trả lời rằng tính toán của tôi sai lầm, lúc ấy tôi sẽ điều chỉnh lại hướng đi của mình cũng không muộn.

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình theo đạo Tin Lành. Ba tôi nói rằng ông bà nội của  tôi là một trong những tín hữu đầu tiên của nhà thờ Tin Lành Đà Nẵng. Vì vậy ngay từ tuổi ấu thơ tôi đã tham gia vào các buổi nhóm và sinh hoạt tại nhà thờ. Tôi học những câu chuyện trong Kinh Thánh từ các giáo viên Trường Chủ nhật với một tâm trạng không lấy gì làm hứng thú. Thực ra lúc đó tôi đến nhà thờ chỉ để làm vui lòng ba má của tôi, nếu được tự do tôi thích tham gia tổ chức Hướng đạo sinh hơn là Chủ nhật nào cũng phải đến nhà thờ. Bạn bè trong lớp học của tôi tại trường Phan Chu Trinh có khoảng mười lăm đứa sinh hoạt trong Hướng đạo. Chúng nó thường kể cho tôi nghe những trò chơi, những môn học và các buổi cắm trại dã ngoại của Hướng đạo làm tôi thèm thuồng.

Tốt nghiệp Trung học vào năm 1980, tôi thi vào Khoa Vật Lý của Đại Học Sư Phạm Qui Nhơn. Lúc bấy giờ Quảng Nam – Đà Nẵng chưa có Trường Đại Học Sư Phạm, mà tôi lại không thích trường sư phạm ở Huế, nên tôi chọn Qui Nhơn. Tôi được mười sáu điểm cho ba môn thi Toán, Lý, Hóa trong khi điểm tối thiểu để đậu là mười lăm. Nhưng lúc này đất nước đang có chiến tranh, tôi phải đi khám sức khỏe để chuẩn bị tòng quân theo lệnh tổng động viên. Một điều may mắn là tôi bị cận 3 độ và có vấn đề về răng (mất sức nhai 40%) nên không đủ sức khỏe để nhập ngũ. Thế là trong khi các bạn bè phải vào Trường huấn luyện tân binh thì tôi ung dung vào Đại Học. “Cổng trường Đại Học cao xa lắm. Mười đứa thi vô chín đứa nhào”. Ngày đó bạn bè tôi thường đọc cho nhau nghe câu ca dao thời thượng này. Cũng đúng thôi, sĩ số lớp tôi là bốn mươi chín thì chỉ có năm đứa đỗ vào Đại học. Tôi hãnh diện mang hành lý, lên xe đò vào nhập học tại Trường vào một buổi sáng cuối Thu với “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc”. Đời sinh viên êm ả của tôi bắt đầu từ đây….

Tôi được nhà trường cho vào ở trong khu Ký túc xá sinh viên, tại đây tôi có dịp làm quen với một nhóm sinh viên Tin Lành gồm các khoa: Văn, Toán, Lý, Sinh. Quốc Hưng, một sinh viên khoa Văn, có tấm lòng yêu mến Chúa là nhóm trưởng của nhóm này. Chúng tôi gặp nhau hằng tuần trong khu nội trú và có những buổi nhóm cầu nguyện, chia sẻ Lời Chúa với nhau. Lễ giáng sinh chúng tôi cùng trốn ra khỏi Ký túc xá và tham dự lễ tại hai nhà thờ Tin Lành trong thành phố. Lúc bấy giờ nội qui của khu nội trú là sinh viên không được ra ngoài dự lễ giáng sinh. Dĩ nhiên chúng tôi chấp nhận bị xử lý kỷ luật khi làm điều này. Nhưng sau đó tôi trở nên dao động hoang mang, vì phòng quản lý sinh viên của Trường mời tôi lên làm việc với lời răn đe:  sinh viên nội trú không được tham gia các lễ hội tôn giáo bên ngoài, không được truyền bá đạo hay tổ chức cầu nguyện trong phạm vi nhà trường, nếu tái phạm sẽ bị kỷ luật.

Tôi thực sự lo lắng sau khi bị nhà trường cảnh cáo về những sinh hoạt tôn giáo của mình. Tôi nghĩ an toàn nhất là mình rút lui ra khỏi nhóm sinh viên Tin Lành này, phải học tốt nghiệp ra trường trước đã rồi sẽ thư thả tính sau. Có lẽ trong việc này tôi hèn nhát không giống như các bạn tôi lúc đó. Nhưng thôi mình chấp nhận hèn nhát miễn là được hai chữ bình yên. Bình yên với tôi trong lúc đó chỉ đơn giản là không bị Phòng quản sinh mời lên làm việc, chứ tôi nào có kinh nghiệm sự bình yên trong Chúa là gì! Than ôi, tôi thiển cận dường bao!

Trong hai năm đầu học Đại học, tôi có cơ hội làm quen với một số bạn hữu cơ đốc ở đây. Trong số đó có Cao Văn Hương, một sinh viên khoa Toán với mái tóc dài lúc nào cũng che kín trán và đôi kính cận dày cộm. Anh bạn này trải nghiệm sự đầy dẫy Đức Thánh Linh và rất nóng cháy trong lẽ đạo Sự tái sanh. Câu hỏi trên cửa miệng của chàng sinh viên này với mọi người là: Anh (chị, ông, bà) đã được tái sanh chưa?  Vào một hôm nọ tôi cũng bị Hương hỏi câu này. Tôi nghĩ đây là một phát súng tấn công nhắm vào mình đây. Tái sanh là gì? Tôi rất lơ mơ. Vì vậy tôi lặng thinh, suy nghĩ rồi hỏi lại Văn Hương:

-Tôi là một tín đồ từ khi mới sinh ra, điều này không đủ sao?

Văn Hương sôi nổi:

-Không đủ, bạn phải tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa một cách cá nhân. Gia đình của bạn là đạo dòng, điều này tốt nhưng ngay cả việc đó cũng không phải là tấm giấy chứng nhận rằng bạn đã thuộc về Chúa.

-Vậy tôi phải làm gì?

-Bạn phải ăn năn tội lỗi và cầu nguyện mời Chúa Jesus làm chủ cuộc đời bạn như bao nhiêu người khác.

-Tôi đã đi nhà thờ gần hai mươi năm nay, điều này không có ý nghĩa gì sao?

-Cũng có một chút ý nghĩa nhưng điều đó không cứu được bạn.

Thua! Tôi chấp nhận thua anh chàng siêu thuộc linh này. Tôi nghĩ thằng này đang ở trên mây. Mình có nói gì nó cũng không chấp nhận. Thôi thì phải lo cho cái thân mình trước đã.

Ngoài Cao Văn Hương ra, tôi còn gặp một thiếu niên đặc biệt khác. Tuấn Em, một học sinh lớp mười một của Trường cấp ba Quang Trung cũng vừa trải qua một sự thay đổi lớn lao. Sau khi được thần của Chúa đụng chạm, em thấy mình thật xấu xa, gian ác. Em  đến gặp những người bạn và xin họ tha lỗi vì trước đây em đã từng nói dối hoặc làm một điều gì đó khiến họ bị tổn thương. Tuấn Em đến gặp tôi với nụ cười bẽn lẽn như con gái:

-Anh Việt tha lỗi cho em, vì em có vài lần thô lỗ với anh.

-Ồ, anh chẳng để ý gì mấy chuyện đó cả. Mà em có thô lỗ với anh hồi nào đâu?

-À, như thế này, em đã từng nghĩ rằng anh là một thằng tham ăn khi quan sát cách ăn vội vã của anh trong nhà bếp của ba má em. Rồi sau đó em nói xấu về anh với những người khác. Bây giờ Chúa chỉ cho em thấy ý nghĩ và lời nói đó  thật gian ác đáng phải đi địa ngục. Mong anh tha lỗi…

Tôi đưa hai tay lên trời bái phục nó. Tôi nghĩ thằng này cũng thuộc loại đang ở trên mây đây. Mắc mớ gì lại cảm thấy hối hận về ý nghĩ của mình chứ? Tôi không hiểu được nó. Bất chợt tôi đưa tay lên sờ trán Tuấn Em xem thử nhiệt độ nó ra sao. Bình thường! Vậy là nó tỉnh táo? Khó hiểu quá…. Làm sao tôi có thể hiểu được những điều này với một tâm trí tự nhiên chưa biến đổi?

Tôi chỉ sinh hoạt với cộng đồng cơ đốc tại Qui Nhơn trong hai năm đầu khi học Đại Học. Bước vào năm thứ ba cho đến khi tốt nghiệp ra Trường, tôi không còn đến nhà thờ hay tham gia các sinh hoạt của nhóm sinh viên Tin Lành nữa. Tôi không muốn bị nhà trường theo dõi và gây khó khăn cho việc học tập của mình. Bên cạnh đó tôi phải dồn sức lực cho hai năm cuối ở Đại Học với một chương trình dày đặc những môn học khó.

Ba má tôi ở Đà Nẵng biết việc không đi nhà thờ của tôi. Má tôi im lặng không nói gì, còn ba tôi thì buông ra một câu với má sau tiếng thở dài: “Tôi phải cầu nguyện cho linh hồn của thằng này, không khéo nó bỏ Chúa mất”.

Mùa Hè năm 1983 tôi về nghỉ Hè ở Quận Hải Châu, Đà Nẵng. Ba tôi trở nên già hơn với mái tóc hoa râm và trên khóe mắt hiện rõ những vết chân chim. Ông trầm ngâm suy nghĩ khi biết tôi không còn sinh hoạt tôn giáo nữa để tìm kiếm một sự an ninh cá nhân. Trong hai tháng nghỉ Hè ở nhà tôi miễn cưỡng tham gia các sinh hoạt của nhà thờ Tin lành Hải Châu theo yêu cầu của ba má mà không có một chút hứng thú nào. Ba tôi biết điều đó, ông âm thầm cầu nguyện cho tôi.

Một buổi chiều kia, trước khi vào lại Qui Nhơn tôi nói chuyện với má:

-Má à, lúc này con không có hứng thú đi nhà thờ.

-Thằng ni nói chi nghe lạ rứa, đi nhà thờ là bổn phận của mi chứ đâu phải có hứng thú mới đi.

-Nhưng đó là cảm nhận của con mà.

Má tôi nổi giận, nhưng rồi bà sầm mặt lại cố gắng nuốt trôi nỗi buồn của một người mẹ khi thấy con mình không còn tin kính Chúa nữa. Bà im lặng nhìn vào căn phòng của ba tôi, nơi đó ông thường đóng cửa để học Kinh Thánh và cầu nguyện mà không bị người khác quấy rầy. Ba tôi là giáo viên Trường Chủ nhật của hội thánh, nhưng ông đã không thể thuyết phục được tôi đi theo con đường của ông. Má tôi nói ba mi hình như đang cầu nguyện trong phòng. Tôi lại gần cửa phòng muốn nói vài lời với ba, đột nhiên tôi nghe tiếng của ông:  Lạy Chúa nếu Ngài không đem con trai của con trở về nhà của Ngài và cho nó kinh nghiệm sự tái sinh thì thà là Chúa cất mạng sống con đi. Tôi bỗng cảm thấy lạnh sau gáy. Có phải Chúa dùng lời cầu nguyện này để cáo trách tôi?

Thời gian nghỉ Hè rồi cũng qua nhanh, tôi trở lại Qui Nhơn tiếp tục con đường học tập. Sau bốn năm mài rách bốn cái quần tây, tôi tốt nghiệp ra trường, trở thành giáo viên được sắp xếp lên  một huyện ở miền núi Quảng Nam dạy học. Các bạn bè tôi trong nhóm sinh viên Tin Lành, có thằng bị buộc thôi học giữa chừng vì can đảm truyền bá Phúc Âm trong thời gian đi học. Còn tôi dường như đã thành công với quyết định khôn ngoan của mình.

Chỉ sau hai năm dạy học, tôi kết hôn với một cô giáo địa phương dạy cùng trường và sau đó một năm thì chúng tôi sinh hạ đứa con đầu lòng. Cuộc sống êm đềm trôi, tôi phấn đấu trong công tác dạy học của mình, bằng lòng với hoàn cảnh, không nghĩ gì đến việc đọc Kinh Thánh hay đi nhà thờ nữa. Tôi đã bị chìm sâu vào thế giới và cũng không ai biết rằng tôi đã từng được xem là một Cơ đốc nhân.

Nhưng Chúa vẫn theo đuổi tôi.

Sau bảy năm dạy học, tình cờ tôi gặp lại Quốc Hưng. Dĩ nhiên tôi nhớ rất rõ người bạn này. Cậu ấy đã từng là thủ lãnh của nhóm sinh viên Tin Lành trước đây trong Đại Học. Bây giờ Quốc Hưng là một nhân sự truyền giáo của một tổ chức cơ đốc tại khu vực miền Trung. Biết tôi dạy học ở Quế Sơn, Quốc Hưng tìm đến nhà thăm tôi. Sau khi hàn huyên đủ thứ chuyện về gia đình, cuộc sống, những kỷ niệm xưa và đề cập đến đức tin nơi Chúa. Quốc Hưng kể cho tôi nghe một câu chuyện:

-Một ngày kia trên bước đường công tác, tình cờ tôi gặp  một tín hữu Tin Lành đặc biệt. Tôi biết người này là tín hữu vì khi tôi làm chứng về Chúa cho anh thì anh nói rằng mình nguyên là một Cơ đốc nhân trước đây. Lúc đó tôi mới hỏi trong những năm qua anh có gặp khó khăn gì không. Anh ấy trả lời: “Tôi có một điều rất tuyệt vời, đó là từ khi tôi  dời nhà ở Huyện Thăng Bình đến Điện Bàn để làm ăn thì tại đây không ai biết tôi là Cơ đốc nhân cả. Tôi đã giấu kín thân phận của mình nên hầu như tôi không gặp bất kỳ khó khăn nào”.

Nói tới đây, Quốc Hưng dừng lại im lặng trong vài phút, khuôn mặt trở nên đăm chiêu rồi chậm rãi từng lời trong khi tôi cảm thấy nóng ran cả người:

-Từ khi chia tay với anh ở Trường Đại Học tôi vẫn thường cầu nguyện cho linh hồn của anh. Tôi tin rằng Chúa thành tín, Ngài luôn yêu thương và gìn giữ anh trong mọi hoàn cảnh dù anh có cảm nhận hay không. Chúa đang chờ đợi anh trở về nhà của Ngài.

Tôi cũng có một thoáng nghĩ ngợi trước chân tình của Quốc Hưng và câu chuyện anh ta vừa kể. Nhưng cuộc sống của tôi dường như đã ổn định và tôi không muốn có thêm bất kỳ thay đổi nào.

Thế nhưng Chúa vẫn theo đuổi tôi.

Vào năm 2008 tôi đi khám bệnh và nhận được một tin choáng váng: Tôi bị ung thư phổi thời kỳ cuối. Trước đó tôi chỉ cảm thấy những cơn ho khó chịu trong người nhưng vẫn còn có thể làm việc được. Tôi được đưa đến bệnh viện C Đà Nẵng để điều trị. Sau một tuần nằm viện theo dõi và kiểm tra, bác sĩ cho tôi về nhà với lời dặn dò: chuẩn bị tinh thần, bệnh viện không thể chữa trị được căn bệnh này.

Thế là hết, tôi còn có hy vọng nào không?

Lúc này tôi về lại nhà riêng ở Huyện Quế Sơn, Quảng Nam với một tâm trạng tuyệt vọng. Thu Hương, vợ tôi cùng với hai đứa con nhỏ không biết phải làm gì với tình trạng hiện tại của tôi. Ba má tôi nhận được tin, ông bà vội vàng đón xe đò lên Quế Sơn thăm tôi trong trạng thái lo lắng bồn chồn. Khi đến nơi, ba tôi bắt đầu câu chuyện:

-Con đã bỏ nhà Chúa ra đi trong suốt nhiều năm qua. Có vẻ như con đã đạt được điều con theo đuổi, đó là có nghề nghiệp, địa vị, chức danh ở đời nhưng rồi cuối cùng là như thế này sao? Bao nhiêu năm qua ba má vẫn cầu nguyện cho con. Cái quí nhất của một đời sống là nhận được sự cứu rỗi linh hồn nhờ ân điển Chúa Jesus Christ. Con đã đánh mất nó, nhưng vẫn còn cơ hội cho con hôm nay. Không phải ngẫu nhiên hay tình cờ mà con bị căn bệnh hiểm nghèo này. Có thể đây là dấu hiệu Chúa muốn con trở về với Ngài. Bệnh tật của con ngoài khả năng chữa trị của con người nhưng đối với Chúa thì không có gì là khó quá. Chúa đã báo hiệu đèn đỏ trên con đường con đi. Con phải dừng lại không được vượt qua tín hiệu này. Ba khuyên con hãy ăn năn tội lỗi và cầu nguyện với Chúa để Ngài tha thứ cho con, hãy dâng hiến chính linh hồn, mạng sống của con cho Ngài. Việc sống chết nằm trong tay Chúa, Ngài có quyền năng chữa lành con để con trở nên một chứng nhân sống động cho Ngài. Con ra đi trong lúc này không có ý nghĩa gì cả, ngược lại nó sẽ là một nỗi đau khổ cho các con của con khi chúng còn nhỏ đang cần một người cha nuôi dưỡng. Chắc chắn là con cũng không muốn vợ của mình cô độc chèo chống nuôi con. Vậy nên con phải sống để giúp đỡ gia đình của con. Con phải sống để làm chứng nhân cho Chúa. Ba đọc cho con nghe các câu Kinh Thánh này: Nhưng Người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, Bởi sự sửa phạt Người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi Người chúng ta được lành bịnh (Ê-sai 53:5). Và câu này nữa: Tôi sẽ chẳng chết đâu, nhưng được sống, thuật lại những công việcĐức Giê-hô-va (Thi thiên 118:17).

Tôi nằm trên giường nhìn vào khuôn mặt và ánh mắt của ba tôi. Bất chợt tôi nhận ra tấm lòng của ông đối với tôi mênh mông như biển lớn. Má  tôi im lặng ngồi bên cạnh ba nước mắt lã chã rơi trên đôi gò má đã hằn vết nhăn. Tôi nghe một cơn đau nhói ở ngực –  có lẽ hai lá phổi của tôi đang bị gặm nhấm bởi hàng triệu con vi trùng tai ác. Trong tuyệt vọng cùng đường, tôi thốt lên Chúa Jesus ơi, xin cứu con!

Và Chúa đã cứu tôi trong hoàn cảnh bi thương đó. Ba má tôi đặt tay, xức dầu, cầu  nguyện cho tôi. Bằng những lời đơn sơ ba tôi thưa với Chúa:  Lạy Chúa Jesus, Đấng hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi. Ngài đã đến thế gian để giảng Tin Lành, đuổi quỉ, chữa bệnh. Hiện nay Ngài vẫn còn làm điều đó qua chức vụ của những người hầu việc Ngài. Nhờ những lằn đòn của Ngài trước thập tự giá mà Nguyễn Anh Việt – con trai của con nhận được sự chữa lành. Amen.

Một cảm giác nóng ran khắp người, dường như có một luồng điện chạy từ đầu đến chân của tôi. Tôi lồm cồm ngồi dậy và nhận ra mình vẫn còn hy vọng.

Hai tuần sau đó tôi chính thức đi nhà thờ trở lại sau nhiều năm bỏ nhà Chúa ra đi. Thực ra, không phải tôi trở về nhà Chúa mà chính là lần đầu tiên tôi đến với Chúa để được gặp Ngài cách cá nhân. Còn những năm tháng trước đây tôi chỉ là một Cơ đốc nhân hữu danh vô thực, mặc một chiếc áo tôn giáo mà không hề biết Chúa Jesus là ai. “Chiếc áo mặc không làm nên thầy tu”. Tôi đã cởi bỏ chiếc áo đó để mặc lấy chính Chúa Jesus Christ. Ngài đã chữa lành căn bệnh nan y của tôi. Chúa cho tôi sống để thuật lại những công việc của Ngài trên cuộc đời tôi. Ngay cả khi tôi quay lưng với Chúa thì Ngài vẫn theo đuổi tôi bằng tình yêu thương đời đời của Ngài. Trong bế tắc cùng đường tôi đã gặp được Đấng yêu tôi và phó chính mạng sống Ngài vì tôi. Sự cùng đường của tôi lại là khởi điểm của Chúa dành cho tôi. Cảm tạ Chúa vô cùng. Ha-lê-lu-gia!

Sau khi tôi nhận được sự chữa lành kỳ diệu, Thu Hương và  hai con của tôi cũng tiếp nhận Chúa qua sự hướng dẫn của ba má tôi. Một bình minh mới đến trên gia đình của chúng tôi. Tôi biết mình đã thuộc về Chúa và nguyện dâng hiến những năm tháng còn lại để phục vụ Chúa Jesus Christ – Ngài là Đấng Chữa Lành.

                                                                 MỸ LOAN

 

45 lượt xem tại: http://songdaoonline.com/e3014-chua-theo-duoi-toi-my-loan-bai-chon-dang-152-.html

Post Navigation