Hội Tin Lành Liên Hiệp

Vinh hiển thuộc về Chúa

HƯƠNG THƠM CỦA ĐẤNG CHRIST

untitled

The Pleasing Aroma of Christ

(2 Corinthians 2:15)

“For we are to God the pleasing aroma of Christ among those who are being saved and those who are perishing.”

          All of us like to use perfumes/colognes, because they please our sense of smell. Perfumes can be very expensive and are a big business. In one sense, it can define who you are. In 2 Corinthians 2:15, the apostle Paul mentioned about another kind of perfume – called the pleasing aroma of Christ that was spreading to everywhere through believers/Christians. What exactly is the aroma of Jesus Christ? First, when you think of Christ, what do you know about Him? There are at least three characters of Christ when I think of Him. First, His supreme humility, when Jesus is the Son of the Almighty God but became a man. In John 1:14 verified that Jesus is God but He became flesh to become like us.  Jesus was born and grew up just like any babies, with only one exception that the conception of His birth was by the Holy Spirit, from a virgin. He was thirsty, hungry, and weak, just liked us. But at the same time, His life demonstrated the fullness of God, His omnipotence (all-powerful) through His work of miracles, and His omniscience (all-knowing) by knowing people’s thoughts. There is no greater act of humility than when the Son of God was willing to come down and put on “a human skin,” so that mankind can approach to the Almighty and invisible God. Secondly, His perfect obedience of the Father’s will. Don’t you know that God did not spare any fallen angels as said in 2 Peter 2:4 – “putting them in chains of darkness,” but He decided to save mankind? As a result of His will, there was a “consequence” and that was His Son must come into the world to save us. The Son obeyed the Father to come into the world to save sinners and to redeem them back to the Father, because that is His will. Thirdly, His unconditional love demonstrated amazingly on the cross. Why did Jesus have to die? Because of God’s love and justice. God’s justice requires a sacrifice to pay for the penalty of our sin. That is the pleasing aroma of Jesus Christ: His supreme humility, perfect obedience, and sacrificial love, and all of these can be summarized in one word that is called the “Gospel” of Jesus Christ.

          With the knowledge of His Gospel, how did it transform Paul’s life and ours? 1) It results in a life of victory over the power of sin. How do you know the aroma of Christ is real in you? Jesus’ aroma is real because, there are changes in our life to overcome sins. Sin is no longer a dominion (meaning to control) over us. The new and victorious life overcomes fears, temptations, jealousy, selfishness, drunkenness, all kinds of greed, countless addictions… 2) It results in a life of service to disperse the pleasing aroma of Christ to everyone else. We are the aroma of Christ when our lives spread the smell of service in love by being servants. 3) It results in a life of a sincere witness of spreading the Gospel of Jesus Christ.  Every morning we wake up, we should pray: “Lord Jesus! Bless me with your pleasant aroma, so that the people around me will ask me what’s smell is that, and I will have an opportunity to share with them about your love and your salvation.”

          So, is the pleasing aroma of Christ in you and me? What smell do we spread? Does VHBC smell pleasant or stinky? Check the smell and correct them with the pleasant aroma of Christ. After checking, we all may need a spiritual shower from the Holy Spirit to clean off all the bad odors in our heart. I pray that you smell the pleasant aroma of Christ, His sacrificial love for you on the cross and are willing to open your heart to receive Him today as your Lord and Savior.

 

Lần này chúng ta thay vì nghiên cứu một đoạn kinh thánh, chúng ta nghiên cứu môt bài giảng bằng tiếng Anh trên nền tảng một Câu Kinh thánh ( giảng theo đề tài một câu gốc).
Để giúp các bạn hiểu chính xác nhứng ý tưởng trong bài giảng luận, Mục sư JosephNa có phần ghi chú các từ và các ngữ khó ra sau đây:
– Sense of smell: khứu giác.
– expensive (a): đắc tiền.
– To define: xác định.
– Supreme humility: hạ mình tuyệt đỉnh.
– Exception( n): sự ngoại lệ.
– Conception (n): sự hoài thai.
– To demonstrate: bày tỏ.
– Omnipotence (n): vô sở bất năng= all-powerfull : toàn năng.
– Omniscience(n): vô sở bất tri= all-knowing: Toàn tri,
– ” a human skin” : một con người bằng da, bằng thịt.
– mankind( n) loài người.
– to approach: tiến đến gần.
– In$visible God: ĐCT không thể thấy bằng mắt.
– perfect obedience: Sự vâng phục trọn vẹn.
– Fallen angels: thiên sứ sa ngã.
– Unconditional love (n) tình yêu vô diều kiện.
– amazingly (adv) một cách ngạc nhiên.
– Justice (n): sự công chính.
– Sucrifice (n): sinh tế.
– Penalty(n): hình phạt.
– Pleasing aroma (n) mùi thơm đẹp lòng.
– sacrificial love (n): tình yêu hiến dâng.
– To summarize: tóm tắc.
– In one word ( idiom) :tóm lại một lời.
– Transform: biến hoá.
– To disperse: rải rắc.
– stinky (a): hôi thúi.
– Odor (n): mùi.
Dịch có nhiều cách, hy vọng quý bạn đọc hiểu nhanh bài giảng luận và thích thú với bài dịch của riêng mình.
Có kèm theo các câu hỏi và lời mời cũng như bài dịch phía dưới  của Muc sư Nguyên Trọng Vinh để tham khảo.
-Ban Biên Tập-

Hương Thơm của Đấng Christ

The Pleasing Aroma of Christ

(2 Côrinhtô 2:14-17)

“Song tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài làm cho chúng tôi được thắng trong Đấng Christ luôn luôn, và bởi chúng tôi, Ngài rải mùi thơm về sự nhận biết Ngài khắp chốn! 15 Vì chúng tôi ở trước mặt Đức Chúa Trời là mùi thơm của Đấng Christ, ở giữa kẻ được cứu, và ở giữa kẻ bị hư mất; 16 cho kẻ nầy, mùi của sự chết làm cho chết; cho kẻ kia, mùi của sự sống làm cho sống. Ai xứng đáng cho những sự nầy? 17 Vả, chúng tôi chẳng giả mạo lời của Đức Chúa Trời như nhiều kẻ khác; nhưng chúng tôi lấy lòng chân thật, theo như đạo từ Đức Chúa Trời đến thể nào, thì giảng ra thể ấy trước mặt Đức Chúa Trời, trong Đấng Christ.”

I/ Expensive Perfumes

>Tôi biết chắc rằng trong c/ta ai cũng thích xử dụng, xức nước thơm, chứ chẳng một ai muốn được ngửi những mùi hôi, phải không?

>Nói về tất cả những loại nước thơm bán trong các cửa tiệm thì c/ta không thể đếm hết được.

# Một tài liệu cho biết những nhà chế nước hoa họ tìm tòi khám phá ra những mùi thơm từ nhiều loại cây cỏ, hoa lá và gỗ, mà tạo nên trên 3,000 chất, để chế biến ra những loại nước thơm khác nhau. Ai cũng biết nước thơm rất là đắt tiền, chẳng hạn như một lọ Channel số 5 dưới 8 ounces có gía gần đến 100 đôla. Ngành thương mại bán nước thơm theo thống kê trong năm 2013 trên toàn thế giới ước lượng có thể đến hơn 30 tỉ đôla.

# Mỗi ngày lễ Valentine là tôi tốn nhiều tiền mua những loại nước thơm mới cho vợ mình; nhưng kể ra cũng còn rẻ hơn là mua hột xoàn kim cương?

>Hương thơm của nước hoa thu hút người ta và cũng thường bày tỏ cho mọi người biết về sự sang trọng, đẹp đẽ bên trong của một người; Trong một ý nghĩa tổng quát, mùi thơm nào bạn dùng, hình như định cho những người khác biết được bạn là loại người sang trọng đến mức nào chăng?

II/ The Aroma of Jesus Christ

>Trong 2 Côrinhtô 2:15 – sứ đồ Phaolô nói đến một loại hương thơm khác, đó là hương thơm của Đấng Christ, đang tỏa ra qua đời sống của những kẻ tin.

>Bối cảnh của đoạn Kinh Thánh này là khi nào?

# Khi Phaolô trên đường từ thành Trôách để gặp Tít cho biết về tình hình của hội thánh Côrinhtô.

>Nhưng không gặp và làm cho Phaolô lo lắng, lý do là vì Tít đem những lá thư của Phaolô đến với Hội thánh Côrinhtô với những lời quở trách nặng nề, thì không biết họ sẽ phản ứng ra sao?

>Nhưng khi đến Philíp thì Phaolô gặp được Tít và cho biết một số những nan đề của hội thánh Côrinhtô đã được điều chỉnh.

>Điều này làm cho Phaolô vui mừng và phát xuất ra lời chứng về hương thơm của Đấng Christ.

>Như vậy hương thơm của Đấng Christ ở đây là gì? Có ảnh hưởng gì cho những người đã ngửi được hương thơm đó?

>Để giải thích rõ, trước tiên tôi muốn hỏi quí vị câu hỏi, khi quí vị nghĩ đến Chúa Giê-su, thì quí vị biết gì về Ngài?

>Tối thiểu có 3 điều tuyệt đẹp (hay gọi là hương thơm) khi tôi suy nghĩ đến Chúa Giê-su.

1) Thứ nhất, tấm gương hạ mình tuyệt đỉnh của Chúa khi Ngài chính là Con của ĐCT, nhưng lại bằng lòng trở nên làm “con người,” như mỗi c/ta, đi vào thế giới của loài người.

# Trong Côlôse 1:19 định rõ trong Chúa Giê-su hoàn toàn là ĐCT – “Vì chưng Đức Chúa Trời đã vui lòng khiến mọi sự đầy dẫy của Mình chứa trong Ngài.”

# Cũng trong Côlôse 1:15-16 cùng đọan có chép chính Ngài là Đấng Tạo Hóa Chí cao mà không một chủ giáo nào đã dám xưng – “Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên. 16 Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả.”

# Trong Giăng 1:14 nhắc lại sự kiện lạ lùng khi Đấng Tạo Hóa đã hạ mình trở nên xác thịt – “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha.”

# C/ta sắp sửa lại kỷ niệm lễ Chúa Giáng Sinh, và không một ai có thể từ chối về sự sanh ra đời của Chúa Cứu Thế.

>Ngài sanh ra và lớn lên như mọi đứa bé đã sanh ra đời, ngoại trừ chỉ khác có một điểm đó là bầu thai cô trinh nữ Mari mang thai Ngài là việc làm của Thánh Linh ĐCT, chứ không bởi sự phối hợp của một người nam và nữ, để chứng tỏ Chúa không máng tội Ađam & Êva.

>Kinh Thánh chép Chúa Giê-su lớn lên như một người thường.

# Trong Giăng 19:28 chép Chúa biết khát, trong Mathiơ 4:2 chép Chúa biết đói, trong Luca 23:26 chép Chúa mệt mỏi kiệt sức khi cố gắng vác thập tự gía lên đồi Gôgôtha, chứ Ngài không phải là “superman.”

>Mặc dầu vậy c/ta cũng đừng quên trong Ngài bày tỏ trọn vẹn Thần tánh của ĐCT qua quyền năng làm được những phép lạ, tối thiểu 34 phép lạ được ghi chép xuống trong Kinh Thánh trong 4 khiá cạnh: Chữa mọi bệnh tật, đuổi mọi thứ quỉ ám, Chủ quyền trên thiên nhiên vì Ngài là Đấng Tạo Hóa, và làm người chết sống lại.

>Không có một hành động khiêm nhường tuyệt đỉnh nào có thể so sánh cho bằng khi Con Trời vinh hiển và đầy quyền năng đã chịu giáng thế mặc lấy “da thịt” loài người và trở nên một ngưởi như mỗi c/ta hết thảy.

2) Điều thứ hai về Chúa Giê-su là sự vâng lời tuyệt đỉnh của Ngài làm trọn theo ý muốn của ĐCT, chứ không làm và nói theo ý riêng Mình.

>Quí vị có lẽ thắc mắc – Ý muốn của ĐCT là gì?

# Trong 2 Phiêrơ 3:9 chép rõ ý muốn của Chúa như sau: “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.”

# Nên nhớ là đối với thế giới thần linh, trong 2 Phiêrơ 2:4 có chép Chúa không có hứa sẽ cứu những thiên sứ ác, nhưng sẽ “quăng (c/nó) vào trong vực sâu, tại đó họ bị trói buộc bằng xiềng nơi tối tăm để chờ sự phán xét,” nhưng Ngài đã tự chọn cứu loài người, không muốn một ai trong c/ta bị hư mất.

>Hậu quả ĐCT phải chịu khi muốn cứu loài người, đó là Con một của Chúa phải đến thế gian để cứu rỗi nhân laọi.

>Chúa Giê-su khi đến thế gian thì không làm theo ý riêng của mình, nhưng vâng lời Đức Chúa Cha trọn vẹn, để cứu vớt loài người được trở lại với Cha Thiên Thượng.

>Chúa Giê-su vâng phục Đức Chúa Cha trọn vẹn trong tất cả những lời Ngài nói, việc Ngài làm, và kể cả làm đúng theo thời điểm Chúa Cha muốn.

# Trong Giăng 6:38, Chính Chúa Giê-su đã tuyên bố rõ mụch đích Ngài đến thế gian là để làm gì? “Vì Ta từ trên trời xuống, chẳng phải để làm theo ý Ta, nhưng làm theo ý Đấng đã sai Ta đến.”

>Vì lý do đó mà Phaolô khi viết thư cho hội thánh Philíp trong 2:5-8 đã khuyên con cái Chúa mỗi người phải có một tâm tình vâng phục trọn vẹn giống như Chúa vậy – “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, 6 Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; 7 chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; 8 Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.”

3) Điều thứ ba, tình yêu thương tuyệt đỉnh của Chúa Giê-su bày tỏ qua sự hy sinh chết trên cây thập tự.

>Tại sao Chúa Giê-su phải bị chết? Vì tình yêu thương vĩ đại và sự công bình của ĐCT.

>Sự công bình của ĐCT đòi hỏi phải có của tế lễ để chuộc tội.

>Của lễ chuộc tội xứng đáng chính là huyết của Con Ngài phải bị đổ ra, để trả gía cho sự sống của mỗi c/ta; Huyết của Chúa không chỉ trả gía cho tội lỗi c/ta mà thôi nhưng còn thỏa mãn trọn vẹn mọi sự công bình mà luật pháp của ĐCT đòi hỏi.

>Thập tự gía là sự trừng phạt dã man, đau đớn nhất mà Chúa Giê-su đã phải chịu.

>Trên thập tự, Chúa không chỉ chịu sự đau đớn phần thể xác mà thôi, nhưng còn là mang trên mình sự xấu hổ của mọi tội lỗi c/ta nữa.

>Trên thập tự gía, Ngài lãnh mọi sự rủa sả của c/ta như có chép trong Galati 3:13 – “Đấng Christ đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của luật pháp, bởi Ngài đã nên sự rủa sả vì chúng ta, vì có lời chép: Đáng rủa thay là kẻ bị treo trên cây gỗ.”

>Chính Ngài đã lãnh sự thạnh nộ của ĐCT vì tội lỗi c/ta trên cây thập tự, đến nỗi trong giây phút đó, Chúa Cha đã phải lìa xa chính Con Ngài; Tất cả là bởi vì Chúa yêu thương nhân loại.

>Hương thơm của Đấng Christ ấy là 1) tấm gương hạ mình tuyệt vời, 2) sự vâng phục ĐCT tuyện đỉnh và 3) tình yêu thương vĩ đại của Chúa đã hy sinh chính Mình cho tội nhân, mà có thể tóm tắt bằng hai chữ trong tiếng Việt mà thôi, đó là “Phúc Âm, hay Tin Lành.”

III. Spreading the Aroma of Christ

>Với sự hiểu biết đó về hương thơm của Đấng Christ trong mỗi lòng, điều này đã thay đổi chi cho chính đời sống của Phaolô và mỗi c/ta?

1) Trong c. 14, kết quả trong đời sống Phaolô là sự được thắng khỏi quyền lực của tội lỗi, vượt khỏi mọi sự khó khăn.

>Làm sao c/ta “ngửi” được hương thơm của Đấng Christ ở trong c/ta? Chứng cớ ở đâu?

# Hương thơm thứ nhất chứng tỏ qua sự thay đổi của những thói hư tật xấu thành những đức hạnh vì c/ta đã được cứu, và được biến hóa thành những tạo vật mới.

>Trong c/ta chưa có ai hoàn toàn hết vì còn mang bản tánh xác thịt, nhưng c/ta cứ phải thay đổi thánh hóa mỗi ngày càng trở nên giống Con ĐCT hơn.

>Quí vị có bao giờ tự ngắm xem mình trong gương và thấy có những thay đổi chi không?

# Quí vị một số đã tin Chúa lâu rồi, nhưng lối sống, thói quen, cách cư xử, tư tưởng, sự suy luận, lời nói, sự ước ao của mình đang thay đổi như thế nào? Có “smell better” hơn mỗi ngày không?

>Tại sao? Cũng vì c/ta càng có sự hiểu biết của Đấng Christ qua lời của Ngài thêm mỗi ngày.

>C/ta càng để thì giờ học Kinh Thánh và cầu nguyện, cùng thực hành làm theo, thì đức tin c/ta càng lớn mạnh, và kết quả là c/ta càng chiến thắng quyền lực của tội lỗi và sự cám dỗ.

>Vì lý do đó mà sứ đồ Giăng chép trong 1 Giăng 5:4 – “vì hễ sự gì sanh bởi Đức Chúa Trời, thì thắng hơn thế gian; và sự thắng hơn thế gian, ấy là đức tin của chúng ta.”

>C/ta không còn sống nô lệ cho tội lỗi nữa, nhưng thật sự kinh nghiệm sự tự do trong Đấng Christ, và lực của sự cám dỗ không còn điều khiển chi c/ta được nữa.

>Cuộc sống mới được thắng nhiều sự sợ hãi, cám dỗ, ganh tị, ích kỷ, say sưa, tham lam, phách lối, ngạo mạn, tranh chấp, cãi cọ, những sự nghiện ngập… và nhiều điều khác nữa, nhưng thế vào đó những trái của Thánh Linh đó là “lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, và tiết độ.”

2) Điều thứ hai, sự hiểu biết Chúa Giê-su là kết quả của một đời sống tỏa ra hương thơm của Chúa đến với mọi người xung quanh, qua sự khiêm nhường, vâng phục Chúa, và yêu thương nhau.

>Và sự tỏa hương thơm của Chúa Giê-su hữu hiệu nhất không phải qua những lời hay ý đẹp mình nói, nhưng là những việc thực tế mình làm, như Chúa Giê-su đã làm trên thập tự gía.

# Khi mình giúp đỡ một người ACE thực tế, chứ không chỉ nói với họ: “Tôi cầu nguyện cho anh, hãy đi cho bình an.”

# Khi đối xử nhơn từ với chính người vợ hoặc chồng mình, vì họ cũng yếu đuối như mình.

# Khi nấu ăn cho trẻ em hay ban thanh thiếu niên ăn mỗi lần có sinh hoạt.

# Khi hy sinh thì giờ giúp đỡ các công việc hội thánh, chứ không có nói: “Hãy gọi ông mục sư đi.”

# Khi bằng lòng bước ra lấy ân tứ dạy dỗ trẻ em lời của Chúa là việc rất ít người muốn làm.

# Khi bằng lòng tha thứ những kẻ phạm nghịch cùng mình, như Chúa đã tha thứ chính mình vậy.

3) Kết quả của sự hiểu biết Chúa dẫn c/ta đến một đời sống chứng đạo chân thật, không có gỉa mạo bề ngoài.

>v. 15 – Đời sống c/ta phải là hương thơm của Đấng Christ tạo cơ hội tốt cho nhiều người tìm biết đến Ngài, ở khắp những nơi c/ta đi.

>Bạn có thích không khi dùng một loại nước thơm mới và thu hút những người xung quanh muốn biết loại nước thơm đó là gì?

>Không một ai xức nước thơm rồi mặc áo che đậy lại, nhưng muốn tỏa ra mùi thơm đó làm mát lòng, làm thơm lỗ mũi của những người xung quanh.

# Câu chuyện về một tân tín hữu mới tin Chúa, vài ngày sau vị Mục Sư gặp lại hỏi thăm coi anh có thấy khó khăn chi trong sở làm không là chỗ nghe có nhiều người không thích tín đồ cơ đốc? Anh trả lời: “Mục sư à! Tôi đâu có dại chi mà cho họ biết mình đã mới tin Chúa là con cái Chúa đâu, để gặp khó khăn.”

# C/ta không thể nào sống với thái độ đó được, nhưng mỗi buổi sáng thức dậy nên cầu nguyện: “Chúa Giê-su ơi! Xin Ngài xức hương thơm của Chúa ở trên con ngày hôm nay, để những người xung quanh ngửi được và hỏi con, hầu cho con có cơ hội chia xẻ tình yêu thương và Tin Lành của Chúa cho họ.”

>Quí vị có biết là nhiều người không có đọc Kinh Thánh, nhưng họ đọc qua đời sống của mỗi c/ta không, qua hội thánh của Ngài không, cách ăn nết ở, cách sống khiêm nhường, cách c/ta yêu thương và chăm sóc nhau như thế nào, để họ biết đến Chúa Giê-su của c/ta.

4) Vậy thì mỗi người tự hỏi xem hương thơm của Đấng Christ có đang ở trong “tôi” không?

>Những người xung quanh có thấy nét nhân từ, thái độ yêu thương, rộng lượng và sự kính trọng của mình đối với nhau không?

>Những hương thơm này có thu hút thế giới xung quanh đến biết Chúa Giê-su không?

>Quí vị tỏa mùi gì? Có phải là hương thơm của Đấng Christ hay là mùi hôi chịu không nổi?

# Câu chuyện về một anh ăn trộm rất khéo không bao giờ để sót lại một dấu vết nào hết mà không ai kết án được. Nhưng có một ngày có người đã sát định được rõ ra anh là thủ phạm, vì anh có một mùi hôi đặc biệt đã để lại đằng sau.

>C/ta có đang sống giống như hội thánh Côrinhtô ngày xưa không mà có biết bao nhiêu điều xấu xa, bê bối đã làm xấu hổ danh Chúa Giê-su. Thiết nghĩ, có lúc Chúa nhìn vào hội thánh tân thời ngày nay và nói “hôi quá,” đến nỗi làm Ngài buồn nôn nữa.

>Không phải điều này chính là lời Chúa Giê-su đã phán cùng hội thánh cuối cùng Laođicê trong Khải Huyền 3:15-16 như sau sao? “Ta biết công việc của ngươi; ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay! 16 Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta.”

>Nếu Chúa Giê-su đến viếng HTNO hay HTBR ngày hôm nay thì Ngài có thỏa lòng hay bị đau bụng đây mà phải nhả c/ta ra?

# Nó sẽ tùy thuộc vào nếp sống hầu việc của mỗi c/ta trong tình yêu thương, cách c/ta cư xử với nhau, mà mỗi hội viên phải tự xét lấy.

>Có bao giờ quí vị tự hỏi, tôi có hương thơm gì không?

>Quí vị có bao giờ thử check với những người khác, có thể người ngồi bên cạnh coi xem họ có ngửi được mùi gì của mình không?

# Quí vị có thể ngửi thơm trong sáng Chúa Nhật trong nhà thờ, nhưng khi ra khỏi nhà thờ thì sao?

>Nếp sống của c/ta có thật thà không, hay chỉ là bề ngoài biểu diễn lời hay ý đẹp của mình nói ra mà thôi?

>C/ta có tỏa hương thơm trong nhà thờ, nhưng khi về với gia đình mỗi ngày, hương đó có còn nữa không? Vợ chồng đối xử với nhau như thế nào?

# Các bạn trẻ, các bạn ngoan ngoãn trong nhà thờ, nhưng khi về đến nhà thì sao? Có vâng lời cha mẹ không? Có làm trọn trách nhiệm của mình không? Hay là chỉ dán mắt vào máy điện toán, hay những trò chơi điện tử? Các bạn có tỏa hương thơm ở nhà mình không?

>Hãy tự xét và cần điều chỉnh để luôn tỏa hương thơm của Đấng Christ khắp nơi c/ta đi và sống.

5) C/ta có thể tự xét bắng cách cầu xin Chúa tắm rửa đời sống thuộc linh của mình sạch khỏi những mùi hôi đi?

# Ai cũng biết nếu mình không tắm vài bữa, người ta bắt đầu tránh xa c/ta, c/ta đi qua vườn hoa bị héo, những con súc vất đánh mùi c/ta từ đằng xa thì bỏ chạy.

>Tôi không có nói về sự tắm rửa thuộc thể, nhưng là sự tắm rửa thuộc linh khỏi những tánh xấu xa của con người cũ.

>C/ta tắm rửa thuộc linh bằng cách để thì giờ trong sự cầu nguyện tự xét và làm hai điều này:

  1. a) Thứ nhất, hãy tra xét, và ăn năn tội mà bỏ khỏi mình những mùi hôi.

>Sự tra xét chính mình là điều rất khó làm, vì thật ra không ai thích “bị vạch tội ra.”

# Thử hỏi có bao nhiêu người đang ngồi đây, trước khi vào nhà thờ để thờ phượng Chúa sáng nay, đã có thì giờ tự xét lấy chính những tội của mình trong tuần lễ qua: những tư tưởng ác, lời nói xấu, và hành động không thánh sạch, những xích mích mà đã xưng tội với Chúa chưa?

>Nhớ rằng chính Chúa Giê-su dạy gì trong Mathiơ 5:23-24 – “Ấy vậy, nếu khi nào ngươi đem dâng của lễ nơi bàn thờ, mà nhớ lại anh em có điều gì nghịch cùng mình, 24 thì hãy để của lễ trước bàn thờ, trở về giảng hòa với anh em trước đã; rồi hãy đến dâng của lễ.”

# Biết bao nhiêu lần c/ta đến nhóm dâng của lễ, hội thánh lấy, nhưng Chúa không nhận và mình về không được phước là vì chưa dâng của lễ đúng cách?

>Việc tra xét chính mình rất khó… là bởi vì việc xét đoán những người khác thì dễ làm hơn, vì tội của họ thì ngay trước mắt mình, nhưng còn tội của mình thì ở tuốt trong lòng mình, nên rất khó thấy… gìống như là người trong ẩn dụ của Chúa Giê-su có chép ở trong Mathiơ 7:1-5, chỉ thấy cái rác trong mắt người khác, nhưng lại không thấy có cây đà trong chính mắt mình sao?

>Mỗi lần trước khi bước vào nhóm, mỗi người phải có thái độ giống như vua Đavít ngày xưa đã kêu cầu ĐCT điều gì trong Thi Thiên 139:23-24 – “Đức Chúa Trời ơi, xin hãy tra xét tôi, và biết lòng tôi; Hãy thử thách tôi, và biết tư tưởng tôi; Xin xem thử tôi có lối ác nào chăng, Xin dắt tôi vào con đường đời đời.”

  1. b) Khi tự tra xét sẽ thấy được chính con người thật của mình chăng?

# Tôi thích câu chuyện vê một người đàn ông cận thị đi xem triển lãm tranh. Ông có tánh hay chê trách mọi người, lúc nào cũng tìm được mọi lý do để phê bình người khác. Một ngày kia ông và vợ đi vào một chỗ xem triển lãm những bức tranh ảnh nổi tiếng. Khi mới bước vào, ông đứng ngay trước cửa thì đã lên tiếng chê trách: “Tranh gì mà xấu hoắc thế này. Người không ra người, mà vật cũng không ra vật”… ông lại càng nói lớn lên để cho mọi người xung quanh nghe được tiếng phê bình của mình. Ngay lập tức người vợ chạy đến, kéo ông chống đi khỏi đó và noí: “Anh nói gì vậy! Anh đang đứng trước một tấm gương soi mặt chứ đâu phải bức tranh nào đâu!” Hóa ra ông chồng quá cận thị… đang tự xét đoán chính mình vì mắt kém mà không biết!”

>Nhiều khi bởi tự “soi mặt mình trong gương” mà giải quyết được biết bao nhiêu là những xích mích chăng, vì tự thấy chính mình là “tín hữu mà thật chẳng giống tín hữu chút nào?”

>Vì thế lời Kinh Thánh mới dạy trong 1 Côr. 11:31 – “Nếu chúng ta biết xét đoán lấy mình, thì khỏi bị xét đoán.” Và chắc chắn c/ta sẽ chẳng còn xét đóan những người khác nữa, nhưng sẽ thông cảm họ chăng?

  1. c) Đừng tự xét theo sự so sánh mình với những người khác thì lúc nào cũng thấy mình tốt hết.

# Câu chuyện 2 anh em kia rất giàu có, dâng hiến nhiều tiền trong một H/T, nhưng là do những việc làm gian lận, trốn thuế. Và vì dâng tiền nhiều lắm cho nên mọi người không ai dám nói công khai bẻ trách họ. Một ngày kia người anh qua đời, người em xin vị Mục Sư làm lễ tang cho anh mình và nói xin mục sư trong lễ tang hãy nói cho mọi người biết anh mình là một người rộng lượng, dâng hiến giúp đỡ rất nhiều người, và sau đó người em hứa có một món quà cho mục sư. Trong buổi lễ, vị Mục sư mở đầu câu nói: “Hôm nay c/ta cùng đến đây để tiễn đưa một người gian ác, tham lam, dối trá… nhưng nếu so sánh với người em của ông, ông vẫn là người tốt lành hơn!”

>Tôi có thể so sánh với những kẻ giết người, tham nhũng, cướp của, thì tôi vẫn tự mình thấy tốt hơn, nhưng nếu so sánh với Kinh Thánh là lời và tiêu chuẩn của Chúa thì thật tôi là một kẻ tội nhân đáng chết mà thôi!

  1. d) Nhưng khi tra xét thì dùng chính lời Chúa để tự xét chính mình, xem xét tội như Chúa xét.

>Kinh Thánh cũng cho c/ta biết lời Chúa chính là “tấm gương” soi mặt để c/ta khi nhìn vào, tra xét, thì thấy được chính lỗi lầm của mình, cùng những điều cần sửa đổi.

# Giacơ 1:22-24 – “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình. Vì, nếu có kẻ nghe lời mà không làm theo thì khác nào người kia soi mặt mình trong gương, thấy rồi thì đi, liền quên mặt ra thể nào.”

>C/ta không thể nào đọc hoặc nghe lời Chúa theo kiểu đắp lên đó một lớp đường ngọt, để rồi tự không thấy chính những lỗi lầm của mình mà cần ăn năn sửa đổi; C/ta phải canh chừng thái độ tự xét theo lối so sánh mình với những người xung quanh mình, thay vì theo lời lẽ thật của Chúa.

>Vài thí dụ về tiêu chuẩn của Chúa, nhiều khi khác với sự suy nghĩ của c/ta.

  1. i) Trong Mathiơ 5:28 Chúa Giê-su dậy gì về tội tà dâm liên hệ đến điều răn thứ 7 của ĐCT? “Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi.”

>Tiêu chuẩn của Chúa ở đây đó là không phải chỉ khi nào c/ta phát xuất ra hành động mới là tội, nhưng nếu ý tưởng xấu xa đã nằm trong óc của mình thì cũng là phạm tội rồi.

# Một số thường lấy lý do tôi xem những hình ảnh ô dâm trong Internet có gì sai đâu? Tôi đâu có làm hại ai đâu, có một mình tôi với cái máy thôi mà, nhưng đối với lời Chúa là tội tà dâm.

  1. ii) Một chỗ khác trong Mathiơ 5:22 Chúa Giê-su dậy gì về tội giết người liên hệ đến ĐR thứ 6 của ĐCT – “Song ta phán cho các ngươi: Hễ ai giận anh em mình thì đáng bị tòa án xử đoán; ai mắng anh em mình rằng: Ra-ca, thì đáng bị tòa công luận xử đoán; ai mắng anh em mình là đồ điên, thì đáng bị lửa địa ngục hành phạt.”

>Đâu phải mình cầm dao chém anh chị em mình mới là phạm tội giết người, nhưng khi c/ta giận và dùng lời nói đoán xét, rủa xả, mắng anh chị em mình là đồ điên, thì cũng như phạm tội giết người rồi.

>Nghe đến đây tôi thật thấy sợ, vì biết bao nhiêu lần mình phạm những tội này mà không biết, vì mình chỉ dựa theo sự suy nghĩ riêng của mình thay vì tiêu chuẩn của Chúa!

  1. e) Sau khi tra xét, c/ta phải cầu nguyện tha thiết, xưng tội với Chúa.

>C/ta chưa kinh nghiệm sự phục hưng… vì chưa xin; c/ta chưa xin vì chưa muốn; c/ta chưa muốn vì chưa thấy mình cần; c/ta chưa cần vì tự tự mãn thấy trong mình chẳng có gì cần sửa đổi hết.

# Trong 2 Sử Ký 7:14 có lời hứa gì của ĐCT? “và nhược bằng dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ.”

>Với vụ bắn súng vừa xảy ra ở tiểu bang Oregon, tổng thống Obama có tuyên bố “Cầu nguyện chưa đủ.” Thật ra câu nói này rất đúng, vì nếu c/ta cầu nguyện mà không có sự ăn năn, từ bỏ con đường tà mà quay trở lại cùng Chúa, thì chưa đủ; những vụ bắn súng giết người sẽ còn mãi và nhiều hơn nữa, cho đến khi nào America cầu nguyện với tấm lòng ăn năn trở lại với Chúa, lúc đó mới đủ. 

>Có lần một sự phục hưng lớn xẩy ra và bắt đầu từ một vị Mục Sư tên là Evan Roberts.

>Ông là người đã bắt đầu bằng một lời cầu nguyện với chỉ có vài chữ thôi “Lord Jesus! Bend me!” Tạm dịch là “Lạy Chúa Giê-su! Hãy bẻ cong con.”

>Đây là một lời cầu nguyện hạ mình khiêm nhường, ăn năn, muốn vâng phục Chúa hoàn toàn.

>Có những khi đến giờ giảng, MS Evan Roberts không lên bục giảng, nhưng Hội thánh chỉ yên lặng cầu nguyện 3-4 tiếng đồng hồ xin Chúa “bend me, bẻ cong con.”

>Và người ta nói bỗng nhiên từ một bầu không khí yên lặng phát xuất ra những tiếng khóc, tiếng xưng tội, lời ăn năn, và có cả trăm người đến tin nhận Chúa trong buổi nhóm “yên lặng” như vậy.

>Tại sao kỳ lạ vậy? là bởi vì Chúa Thánh Linh đã đến thăm viếng những linh hồn biết hạ mình tìm kiếm Ngài hết lòng, để Chúa bẻ cong mình.

>Tôi thật mong chờ một cơn mưa phục hưng lớn trong chính đời sống của mình, và có lẽ trong chính mỗi Hội thánh của Chúa.

>Mong mỗi người c/ta đều hiệp nhất trong sự cầu xin Chúa ban cơn mưa phục hưng xuống, và bắt đầu từ trong tấm lòng của chính mình, mà cầu nguyện “Bẻ cong con, Chúa ơi!”

——————

>Quí vị có muốn tỏa hương thơm của Đấng Christ không?

>Nếu thật muốn thì c/a mỗi người phải biết tự tra xét lòng mình, cầu xin Thánh Linh trong sự ăn năn, xưng tội, gội rửa mình sạch khỏi những mùi hôi, và thế vào đó hương thơm của Đấng Christ, đó là sự khiêm nhường, một tấm lòng vâng phục theo ý Chúa, và tình yêu thương trọn vẹn cho nhau.

>Chúa Giê-su sắp trở lại rồi, c/ta sẽ đón Chúa với hai bàn tay trống rỗng và một tấm lòng dơ dáy sao?

>Hãy hết lòng hết sức mà yêu mến Chúa, hầu việc Ngài cho dù thuận thời hay nghịch thời, thì mình mới xứng đáng được Chúa gọi là những “đầy tớ trung tín và ngay lành.”

>Mong Chúa Giê-su sẽ phán cùng HTNO điều quí báu này, khi Ngài trở lại rất gần.

————- Invitation

>Cầu nguyện với Chúa cho mọi người có tấm lòng quyết định khi xong buổi nhóm sáng nay sẽ hứa nguyện điều chỉnh đời sống của mình, với sự giúp đỡ của Chúa Thánh Linh, xin Ngài gội rửa khỏi c/ta những mùi hôi, và thêm cho c/ta hương thơm của Đấng Christ, để tỏa ra cho mọi người ngửi được, khắp nơi nào mình sẽ đi.

>C/ta sẽ kinh nghiệm được quyền năng chiến thắng những cám dỗ mỗi ngày.

>C/ta sống bày tỏ sự khiêm nhường và yêu thương thành thật đối với mọi người.

>C/ta sẽ tạo cơ hội cho những người khác đọc được Kinh Thánh/Tin Lành qua chính đời sống của mình mà nhiều người biết đến Chúa.

>C/ta sẽ trở nên người có ảnh hưởng đạo một cách hữu hiệu ngay trong chính gia đình của mình.

>C/ta trở nên những người lãnh đạo sống đúng theo tiêu chuẩn của đạo để cho thế gian ngửi được Chúa Giê-su.

>C/ta chứng tỏ rõ rệt Chúa Giê-su có thật và Ngài là nguồn của quyền năng và tình yêu thương.

>Đời sống c/ta đầy dẫy đức tành khiêm nhường, vâng phục Chúa luôn trong mọi sự.

>Có bao nhiêu con cái Chúa sang nay mong ước được như vậy?

>Hãy bắt đầu bằng lời cầu nguyện “Lạy Chúa Giê-su! Xin Ngài bẻ cong con ngay bây giờ. Xin Thần Linh Chúa ban cơn mưa phục hưng đến cho chính đời sống con, cho Hội Thánh của Chúa ở đây.”

Single Post Navigation

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *